SHRM: Mô Hình Quản Lý Chiến Lược Nguồn Nhân Lực

 

Cho đến nay đã có rất nhiều định nghĩa thể hiện nhiều cách hiểu về Quản lý chiến lược nguồn nhân lực (SHRM - Strategic Human Resource Management ).

  • Mile & Snow (1984) cho rằng, SHRM là "một hệ thống nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu của chiến lược kinh doanh".
  • Write & MacMahan (1992) lại xem đó là "các đặc tính của các hành động liên quan tới nhân sự nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp đạt được các mục tiêu kinh doanh".

Hai định nghĩa này đi từ mô tả SHRM như một lĩnh vực quản lý có tác động "ngược" trong đó việc quản lý nguồn nhân lực được xem là công cụ để thực hiện chiến lược tới việc xem nó như một nhiệm vụ "tiên phong", trong đó các hoạt động nhân sự có thể giúp doanh nghiệp hình thành chiến lược kinh doanh.

Ngoài ra, định nghĩa do Guest (1987) và Boxall & Dawling (1990) giới thiệu có tính toàn diện hơn, thể hiện rõ ràng hơn mối quan hệ giữa quản lý nguồn nhân lực và chiến lược kinh doanh. Họ cho rằng SHRM là sự tích hợp các chính sách và hành động quản lý nguồn nhân lực với chiến lược kinh doanh.

Sự tích hợp này được thể hiện ở ba khía cạnh:

  1. Gắn kết các chính sách nhân sự và chiến lược  kinh doanh với nhau
  2. Xây dựng các chính sách bổ sung cho nhau đồng thời khuyến khích sự tận tâm, linh hoạt và chất lượng công việc của người lao động
  3. Quốc tế hoá vai trò của các phụ trách khu vực.

Việc nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tích hợp giữa hoạt động quản lý nguồn nhân lực với chiến lược kinh doanh thể hiện cách tiếp cận cụ thể hướng tới xây dựng SHRM. Rất nhiều mô hình đã được xây dựng nhằm thể hiện sự tích hợp đó và những mô hình này được phân thành ba nhóm chính:

  • Nhóm mô hình tổng hợp (Thể hiện các mối quan hệ giữa các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài)
  • Mô hình tổ chức (Thể hiện các mối quan hệ giữa các yếu tố bên trong doanh nghiệp)
  • Mô hình cụ thể hoá (Chỉ ra những chính sách nhân sự cụ thể phù hợp với điều kiện bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp).

Mô hình tổng hợp:

Trong nhóm này có thể điểm một số mô hình được biết đến nhiều nhất bao gồm mô hình Harvard (Beer, Spector, Lawrence, Mills & Walton, 1985) và mô hình Colins (1994). Mô hình Harvard được xem là một bước ngoặt lớn trong quá trình hình thành các khái niệm về chính sách nhân sự. Nó đưa ra bốn phương án xây dựng chính sách:

  • Những ảnh hưởng tới nhân sự
  • Dòng luân chuyển nhân sự
  • Các hệ thống thưởng/phạt
  • Các hệ thống công việc.

Mô hình Harvard đòi hỏi có sự tham gia của tất cả các bên liên quan, những người có quyền lợi liên quan đến quá trình thực hiện và kết quả của các chính sách nhân sự. Tuy nhiên, mô hình này chưa nêu bật quy trình xây dựng và thực hiện các chính sách quản lý nguồn nhân lực.

Trong khi đó, Colins (1994) sử dụng khung hệ thống để miêu tả mối liên hệ giữa các yếu tố có tính quyết định đến SHRM. Mô hình này xác định một số yếu tố chính gắn với việc tạo ra sự tích hợp bên trong và bên ngoài, bao gồm nhiệm vụ, chiến lược, cơ cấu tổ chức, văn hoá, đặc tính lao động và các chính sách nhân sự. Hiệu quả có được từ sự tích hợp giữa chính sách HRM với chiến lược kinh doanh là lợi tức, thị phần, chất lượng sản phẩm, hình ảnh doanh nghiệp, tính sáng tạo, năng suất lao động, đạo đức nghề nghiệp và doanh thu.

Điểm yếu của mô hình này là chưa trả lời câu hỏi chiến lược và chính sách nhân sự nào thì phù hợp với một chiến lược kinh doanh hay cơ cấu tổ chức cụ thể. Ngoài ra, nó cũng chưa nêu rõ sự cần thiết phải có mối liên hệ chặt chẽ giữa tổ chức chịu trách nhiệm hoạch định chính sách quản lý nguồn nhana lực với các tổ chức và chiến lược khác trong doanh nghiệp.

Mô hình tổ chức:

Đại diện cho nhóm mô hình này là mô hình 5Ps của Schuler (1992). Mô hình này đưa ra một bức tranh chi tiết về các hoạt động nhân sự diễn ra bên trong doanh nghiệp. Nó tập trung vào các mối quan hệ nội tại giữa nhu cầu chiến lược của doanh nghiệp và năm hoạt động nhân sự được hình thành từ năm từ tiếng Anh: "Philosophy" (Quan điểm), "Policies" (Chính sách), "Programs" (Chương trình), "Practices" (Hoạt động) và "Process" (Quy trình).

Bằng việc xác định năm hoạt động trên, mô hình này đã chỉ ra mối tương tác phức tạp của các hoạt động nhân sự cần thiết để hình thành và phát triển hành vi của cá nhân và nhóm nhằm đáp ứng các nhu cầu chiến lược của doanh nghiệp. Những nhu cầu này được thể hiện thông qua các kết quả đầu ra, tầm nhìn và mục tiêu của chiến lược kinh doanh.

Schuler cho rằng những nỗ lực nhằm thực hiện thành công SHRM cần bắt đầu từ việc xác định nhu cầu kinh doanh chiến lược và phân tích một cách có hệ thống những tác động của những nhu cầu đó đối với năm hoạt động quản lý nguồn nhân lực nêu trên. Mối liên kết giữa chiến lược và hành động quản lý nhân sự có thể được củng cố bằng cách khuyến khích sự tham gia của người lao động vào quá trình xác định vai trò của họ. Hơn nữa, các nhà quản lý tham gia vào quá trình SHRM cần phải có khả năng phân tích và hệ thống hoá khi xác định nhu cầu chiến lược và thiết kế các hoạt động nhân sự. Quy trình SHRM cũng tạo cơ hội cho phòng nhân sự tham gia vào quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh. Tuy nhiên, mô hình Schuler chưa chỉ ra được khi nào thì một chính sách nhân sự cụ thể phù hợp với chiến lược phát triển chung của doanh nghiệp.

Mô hình cụ thể hoá các mối quan hệ:

Dowling và Schuler (1990) đã xây dựng một mô hình trong đó có đề cập đến loại chính sách nhân sự nào thì phù hợp để khuyến khích hành vi cần thiết nhằm đạt được mục tiêu đề ra trong các chiến lược cạnh tranh. Theo Dowling và Schuler, chiến lược cạnh tranh được chia thành ba loại: Chiến lược tăng cường chất lượng - Chiến lược giảm giá thành - Chiến lược sáng tạo:

Chiến lược sáng tạo và các hoạt động Quản trị nhân lực chính:

  • Cần sự tham gia tích cực của người lao động
  • Phân tích nghề nghiệp không sâu
  • Huy động nguồn lực bên ngoài
  • Nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp
  • Áp dụng các tiêu chí về quy trình và kết quả
  • Áp dụng các tiêu chí dài hạn
  • Áp dụng các tiêu chí về các đối tượng trong cùng một nhóm
  • Áp dụng một số chính sách bảo hiểm lao động
  • Áp dụng nhiều chính sách ưu đãi
  • Tiền lương quân bình
  • Đào tạo nhiều
  • Xây dựng các mối quan hệ hợp tác giữa nhà quản lý và người lao động

 

Chiến lược tăng cường chất lượng và các hoạt động Quản trị nhân lực chính:

  • Cần sự tham gia tích cực của người lao động
  • Phân tích nghề nghiệp không sâu
  • Huy động một số nguồn lực bên ngoài
  • Ít cơ hội phát triển nghề nghiệp
  • Áp dụng các tiêu chí về kết quả
  • Áp dụng các tiêu chí ngắn hạn là chủ yếu
  • Áp dụng các tiêu chí về các đối tượng trong cùng một nhóm
  • Áp dụng một số tiêu chí tuyển dụng
  • Áp dụng một số chính sách ưu đãi
  • Tiền lương quân bình
  • Đào tạo nhiều
  • Xây dựng các mối quan hệ hợp tác giữa nhà quản lý và người lao động

 

Chiến lược giảm giá thành và các hoạt động Quản trị nhân lực chính:

  • Cần ít sự tham gia của người lao động
  • Phân tích nghề nghiệp sâu
  • Chủ yếu sử dụng nguồn lực bên trong
  • Ít cơ hội phát triển nghề nghiệp
  • Áp dụng các tiêu chí về quy trình và kết quả
  • Áp dụng các tiêu chí ngắn hạn
  • Áp dụng tiêu chí sử dụng cá nhân là chính
  • Hạn chế áp dụng chính sách bảo hiểm lao động
  • Ít chính sách ưu đãi
  • Tiền lương theo cấp bậc
  • Đào tạo ít
  • Xây dựng các mối quan hệ nhà quản lý - người lao động truyền thống

 

Họ cho rằng tính xác đáng của các chiến lược cạnh tranh chịu sự ảnh hưởng của các giai đoạn trong vòng đời của doanh nghiệp. Vòng đời này được chia thành ba giai đoạn chính:

  • Giai đoạn khởi sự và phát triển
  • Giai đoạn phát triển cao nhất và đi xuống
  • Giai đoạn phục hồi.

Trong giai đoạn (1), chiến lược nhấn mạnh tới việc sáng tạo và phát triển sản phẩm mới của nguồn nhân lực. Đây là những người có đầu óc sáng tạo, có tinh thần hợp tác, có định hướng lâu dài, dám chấp nhận rủi ro và có tinh thần trách nhiệm cao.

Vào giai đoạn (2), quan điểm chiến lược chính là "giảm giá thành sản phẩm hiện hành xuống càng thấp càng tốt... tập trung vào việc đẩy mạnh sản xuất và giảm giá thành, khi đó điều khó khăn cho HRM là làm thế nào để thu hút và giữ chân những người thực sự có năng lực" (Dowling và Schuler 1990, tr. 146).

Ở giai đoạn phục hồi (3), việc khôi phục lại doanh nghiệp được thực hiện bằng cách cắt giảm chi phí, có thể thông qua cắt giảm hoặc phát triển số lượng nhân công và cải tiến chất lượng sản phẩm.

Ngoài ra còn một số mô hình khác cũng đề cập đến các mối quan hệ cụ thể giữa SHRM và chiến lược kinh doanh như mô hình của Dunphy & State (1992; 1994) trong đó đòi hỏi doanh nghiệp phải tự xây dựng tổ chức của mình sao cho phù hợp với môi trường của nó hay còn gọi là "chương trình thay đổi tổ chức doanh nghiệp", một yếu tố quyết định đến loại chiến lược và chính sách nhân sự nào là phù hợp nhất với chiến lược kinh doanh.

KẾT LUẬN

Nói tóm lại, SHRM đòi hòi doanh nghiệp phải xây dựng các mục tiêu, chiến lược và chính sách nhân lực phù hợp với chiến lược kinh doanh của mình. Những yếu tố này tạo điều kiện phát triển những kỹ năng cần thiết nhằm đáp ứng đòi hỏi, yêu cầu mà mục tiêu chung của doanh nghiệp đã đề ra. Ngoài ra, chúng cũng tạo lập một khuôn khổ trong đó nhu cầu của con người trong một doanh nghiệp được bảo đảm. Điều quan trọng nhất là doanh nghiệp xác định được vai trò của Quản trị nhân lực trong chiến lược phát triển của mình, từ đó vận dụng một mô hình SHRM phù hợp nhất nhằm đạt được thành công và vị trí xứng đáng trên thương trường.

Other Post


Làm Cách Nào Để Khích Lệ Đội Ngũ Nhân Viên Bán Hàng?
Friday, March 20, 2020
Đội ngũ nhân viên bán hàng và doanh thu mà họ đem lại cũng giống như huyết mạch của một doanh nghiệp. Khi doanh thu tăng trưởng, mọi thứ sẽ tiến triển theo màu hồng. Ngược lại, khi doanh thu sụt giảm, doanh nghiệp sẽ bị bao trùm một màu xám xịt. Vì vậy, điều quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệ...
Năm 2019: Kỷ lục IPO của 8 start-up trị giá hàng tỷ USD
Sunday, January 26, 2020
Bước sang năm 2019, những thương vụ IPO lớn hơn đang được dự báo sắp sửa diễn ra, bao gồm những cái tên như Uber, Lyft và Palantir. Đầu tháng 12/2018, Lyft khẳng định đã sẵn sàng để niêm yết và nộp hồ sơ lên Ủy ban Chứng khoán, trong khi Uber cũng đưa ra động thái tương tự vài ngày sau đó. Cả hai cô...
Làm Thế Nào Để Quy Trình Hóa Quá Trình Phát Triển Một Sản Phẩm?
Thursday, April 16, 2020
Trong kinh doanh, tính hiệu quả là chìa khóa của sự tiến bộ. Điều này đặc biệt chính xác  trong thời kỳ tăng trưởng và thay đổi cơ cấu; những lần khi chúng ta có thể nhận các trách nhiệm mới (và có thể bàn giao lại trách nhiệm hiện có cho các đội khác). Trong các giai đoạn tăng trưởng, các nhiệm vụ ...
Lý Giải Tại Sao Bạn Luôn Thiếu Thời Gian
Tuesday, April 14, 2020
Đã bao giờ các bạn cảm thấy 24 giờ vẫn chưa đủ để hoàn thành công việc của mình chưa? Sự dồn ép từ cả cuộc sống đời thường lẫn công việc bận rộn luôn khiến bạn ở trong trạng thái rối bời, và luôn nghĩ rằng sẽ chẳng bao giờ có thể đóng gói được mớ hỗn độn đang đổ ập vào đầu mình. Nhưng thực tế thì, ...
RemindWork - Quản lý công việc

RemindWork Là ứng dụng đa nền tảng (PC, Mobile) để phân công và quản lý công việc cho tổ chức nhiều cấp quản lý

  • Phân công việc
  • Quản lý và theo dõi
  • Cập nhật thông tin & báo cáo
  • Tuyệt mật mã hoá dữ liệu công việc với khoá riêng và nhiều hơn nữa

Quản lý công việc mọi lúc mọi nơi bằng ứng dụng RemindWork trên Android và iOS