Vì Sao Các Startup Lại Thất Bại

I. LÝ DO CÁC STARTUP THẤT BẠI

Tỷ lệ thất bại cao trong giới startup có thể được quy vào một trong ba lý do sau: vấn đề đội nhóm, sản phẩm/ sự phù hợp với thị trường, và các nguồn lực sẵn có. Chúng ta sẽ cùng xem xét và phân tích cụ thể từng  lý do.

1. VẤN ĐỀ ĐỘI NHÓM

Nếu bạn phỏng vấn 10 startup đang lớn mạnh thì 9/10 startup sẽ nói rằng, thách thức lớn nhất của họ là thu hút được nhân tài. Những công ty sẽ bắt theo định hướng  của những người sáng lập, nó được thể hiện qua tầm nhìn và văn hóa, và các công ty lớn sẽ KHÔNG BAO GIỜ thỏa hiệp với việc duy trì các tiêu chuẩn kỹ thuật và văn hoá. - Michael W Ellison

  • Những người sáng lập không có kinh nghiệm lại là những người điều hành; Hơn 30% các công ty thất bại vì người điều hành không đủ kinh nghiệm để xử lý các vấn đề như tài chính, tuyển dụng và marketing. Hãy nhìn vào văn hoá của giới startup. Những CEO 20 tuổi đang xây dựng các sản phẩm và kêu gọi vốn. Tư duy đổi mới đến một cách tự nhiên với những người trẻ tuổi, đặc biệt là trong thế giới bị chi phối mạnh mẽ bởi công nghệ như ngày nay. Nhưng liệu những bộ óc trẻ sáng tạo này đã sẵn sàng để xử lý các công việc mang tính chất quản lý ngày qua ngày hay chưa? Việc trở thành một người sáng lập một startup và trở thành CEO là hai phạm trù khác nhau. Thông thường, mọi người cho rằng người sáng lập sẽ trở thành CEO, nhưng điều này thực ra lại là một quan niệm sai lầm. Người sáng lập chỉ nên trở thành CEO, nếu họ đủ điều kiện, tố chất để đảm nhiệm vai trò này. Họ có thể không có đủ kinh nghiệm cần thiết để đảm nhiệm các công việc như: lập kế hoạch cho việc mở rộng kinh doanh, hoạt định ngân sách và thiếu khả năng hoạch định hoặc gặp vấn đề  về kho vận.
  • Nhân viên không đủ linh hoạt; Hầu hết các startup đều có các mục tiêu cụ thể mà họ muốn đạt được. Tuy nhiên, trong bối cảnh thế giới trực tuyến  đang thay đổi nhanh chóng, những kế hoạch này cần phải được cân nhắc kĩ. Và việc có một nhóm nhân sự không thích ứng được với những thay đổi này sẽ dẫn đến thất bại cho doanh nghiệp. Điều đó có thể cần một loạt các thay đổi trong cơ cấu nội bộ doanh nghiệp như: Vai trò, trách nhiệm cần được phân bổ lại, và cơ cấu nhóm nhân sự cũng là một yếu tố đáng cân nhắc. Hầu hết các startup đều không thể thích nghi nhanh chóng với những yêu cầu luôn thay đổi của thị trường. Từ đó dẫn đến sự tụt lùi của các startup.
  • Nhân viên không được đào tạo để ghi nhớ những yêu cầu cần thiết; Ngay từ đầu, điều quan trọng là phải xác định các yêu cầu cốt lõi cho các thành viên trong nhóm. Buffer là một ví dụ tuyệt vời về một công ty đặt khách hàng của mình lên trước tiên, và mỗi nhân viên được thuê phải phù hợp với văn hoá công ty của họ. Yêu cầu cơ bản này có nghĩa là mỗi nhân viên được thuê, phải ghi nhớ những điều kiện cụ thể cần phải có để làm hài lòng khách hàng. Nhiều startup không chú ý đến các yêu cầu hoặc giá trị cụ thể cho văn hoá công ty. Nhưng thực ra,  đây là những điều quan trọng cần phải xem xét. Và việc tuyển dụng nhân viên chỉ dựa trên kinh nghiệm của họ, thường không phải là cách tốt nhất cho một startup, mà luôn cần phải giữ sự phù hợp về văn hóa và sự linh hoạt trong khi tuyển dụng.
  • Có quá nhiều thành viên trong nhóm hoặc họ không đủ kinh nghiệm; Tại sao việc có quá nhiều thành viên hay các thành viên có đủ kinh nghiệm đều trở thành một vấn đề với một startup? Hãy nhìn vào cả hai mặt của vấn đề. Những nhà sáng lập startup, khi thuê được một nhân tài, họ có thể bỏ qua vấn đề về kinh nghiệm và chú tâm vào tính cách, mức lương thấp hơn, hoặc thậm chí là các mối quan hệ (thuê bạn bè hoặc người thân). Nhân viên thiếu kinh nghiệm có thể là một vấn đề lớn sau này. Bởi một khi startup bắt đầu phát triển, lúc đó những nhân viên không có kinh nghiệm đang nắm giữ chức vụ hiện tại sẽ khó giúp công ty đạt được mức tăng trưởng cao hơn. Khi nhân viên được tuyển dụng với một mức lương thấp, và thiếu kinh nghiệm, họ cũng có thể không sẵn lòng cam kết thời gian đủ để học những điều mới, vì họ cảm thấy họ không được trả công xứng đáng. Mặt khác, một đội ngũ giàu kinh nghiệm được trả mức lương tốt cho công việc của họ, thì lý do gì sẽ khiến cho một startup thất bại? Đơn giản, bởi vì như thế quá tốn kém và sử dụng quá nhiều nguồn lực. Hãy tưởng tượng công ty trả lương cho mỗi nhân viên với mức lương cạnh tranh nhất trên thị trường, trước khi startup đó bán được bất kì món hàng nào. Vì vậy một nhóm nhân viên như thế cần phải tạo ra được kết quả cực kỳ nhanh để xứng đáng với số tiền họ được trả.

2. CÁC VẤN ĐỀ VỚI SẢN PHẨM/ SỰ THÍCH ỨNG VỚI THỊ TRƯỜNG

Các công ty startup lớn thường gặp phải một vấn đề rõ ràng và trầm trọng, và luôn phải cố gắng giải quyết. Giải quyết vấn đề này giống như định hướng mọi quyết định của công ty.

  • Thị trường không đủ lớn để đáp ứng tốc độ tăng trưởng cao; Đã bao giờ bạn có một ý tưởng tuyệt vời cho một sản phẩm, nhưng sau đó nhận ra không biết ai sẽ mua sản phẩm đó? Đây là một vấn đề phổ biến đối với các startup, khi mà họ luôn hành động quá sớm, khi bản thân họ chưa sẵn sàng, chưa nghiên cứu thị trường (và tiềm năng tăng trưởng thị trường). Bên cạnh đó, họ chi quá nhiều vào một sản phẩm không đủ sức tiêu thụ để duy trì mức tăng trưởng. Khi thị trường cho một sản phẩm chạm trần tự nhiên về lượng tiêu thụ (giả sử 10.000 người), ; làm sao bạn có thể hy vọng về việc duy trì được tăng trưởng?
  • Thiếu người có đủ hiểu biết về sản phẩm; Một sản phẩm tuyệt vời, phía sau đó là một đội ngũ nhân viên xuất sắc, nhưng không ai biết tới (và do đó cũng chẳng ai biết để mua). Đây là một vấn đề phổ biến với các startup, mà chưa biết cách phân bổ ngân sách marketing một cách hợp lý (vì nó có thể rất tốn kém) và không biết tận dụng các kênh truyền thông xã hội để quảng bá sản phẩm. Marketing không nhất thiết phải ở dạng quảng cáo trả tiền, vì chi phí cho những điều này có thể ở mức rất cao. Nhưng đội ngũ nhân viên thiếu kinh nghiệm thì thường phải đối mặt với vấn đề như: không biết làm cách nào để truyền bá sản phẩm đến đúng người tiêu dùng, và từ đó sản phẩm không vào được đúng thị trường.
  • Sản phẩm không đáp ứng nhu cầu đang ngày một gia tăng; Điều đầu tiên các nhà đầu tư muốn biết là sản phẩm của bạn, sẽ giải quyết được vấn đề gì. Nếu bạn không thể trả lời được câu hỏi này, bạn sẽ gặp rắc rối, không chỉ trong vấn đề gây quỹ mà còn là vấn đề thu hút khách hàng. Tại sao sản phẩm của bạn cần phải giải quyết một vấn đề nhất định? Bởi vì sau cùng, bạn sẽ chỉ quan tâm đến lợi nhuận. Và nếu sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng, họ sẽ không sẵn sàng chi trả cho sản phẩm đó. Các nhà đầu tư cần phải bảo đảm hệ số ROI trong tương lai, vì vậy họ rất quan tâm đến các sản phẩm có tiềm năng thu lợi nhuận cao trên thị trường.
  • Cạnh tranh quá cao: Vấn đề này cũng tệ như việc tung ra một sản phẩm không có thị trường để tiêu thụ. Khi đó, bạn sẽ khó có thể giới thiệu một sản phẩm khi mà thị trường tiêu thụ sản phẩm đó đã bão hòa. Khi bạn tung ra một sản phẩm có nhiều cạnh tranh, sản phẩm của bạn cần phải có sự khác biệt. Sản phẩm đó cần phải giải quyết được vấn đề mà không một sản phẩm nào khác có thể giải quyết, hoặc xử lý một vấn đề tốt hơn.

3. CÁC VẤN ĐỀ VỚI NGUỒN LỰC

Cho dù đó là khoản vay ngân hàng hay vốn mạo hiểm thì quá trình huy động vốn rất mệt mỏi. Nó sẽ khiến người ta quên mất quá trình thực sự trong việc xây dựng một cái gì đó. Không chỉ doanh nghiệp của bạn, mà cả chính bạn vẫn liên tục bị phán xét. Nó giống như hiệu ứng tâm lý khi tham gia một vụ xử án. - Michael O Church.

  • Không đủ nguồn vốn; Trong giai đoạn khởi tạo cho một startup, việc thiếu vốn là một vấn đề nghiêm trọng, cản trở thành công của các startup. Thiếu vốn là lý do lớn giải thích tại sao các startup không thể thuê được đội ngũ ban đầu phù hợp cho công ty. Nó chính là vì thu nhập  không đủ hấp dẫn để có thể thu hút đội ngũ nhân lực. Bên cạnh đó các startups cũng cần vốn cho các chiến dịch marketing, cũng như trang thiết bị để phát triển sản phẩm.
  • Quá nhiều vốn; Ai có thể nghĩ rằng, việc có quá nhiều vốn lại là điều không tốt? Các startup thu được một khoản tiền khổng lồ, nhưng họ không có chiến lược chi tiêu nó. Và thường, số vốn đó sẽ được chuyển hóa bằng việc tuyển dụng quá nhiều người (hoặc chi rất nhiều tiền thuê những người đó) trước khi họ có thể mang lại sự hỗ trợ công ty. Tiền cũng bị lãng phí khi chi trả cho những thứ không cần thiết như các cuộc đi chơi của công ty, các đặc quyền như máy tính xách tay hoặc điện thoại thông minh cho nhân viên. Việc tăng mức lương cũng làm cho nhóm nhân viên trở nên lười biếng.  Các startups có thể không nhận ra rằng các khoản tiền sẽ hết, nếu việc triển khai dự án không cho thấy lợi tức từ nguồn vốn đầu tư ban đầu.
  • Quản lý tài nguyên kém; Có một đội ngũ lãnh đạo tuyệt vời có thể ngăn chặn điều này, nhưng một vấn đề mà cả hai nhóm đối tượng trên gặp phải là quản lý nguồn lực kém. Các nguồn lực như tiền bạc là có hạn. Nếu một công ty có tiền mặt, nó cần phải quản lý lượng tiền đó để đảm bảo tiền được sử dụng qua một khoảng thời gian - một cách chiến lược. Nếu công ty có quá ít tiền, rõ ràng nó cần được ưu tiền vào việc tài trợ vốn.
  • Không có khả năng thuyết phục nhà đầu tư về giá trị của sản phẩm; Việc gây quỹ là một trong những thách thức lớn nhất mà một người sáng lập phải đối mặt. Các nhà đầu tư đang tìm kiếm một vài điều cụ thể từ những công ty mới thành lập mà họ muốn đầu tư, nhưng thường thì startup không có đủ thời gian để cho họ thấy giá trị của sản phẩm trong một cuộc họp. Thật không may, bạn sẽ chỉ có một của họp đó thôi. Chỉ vì bạn đam mê một sản phẩm không có nghĩa là nhà đầu tư tiềm năng sẽ đam mê như bạn. Các vấn đề như kỹ năng thuyết trình kém, thiếu sự chi tiết, ngoại hình không chỉn chu hoặc thậm chí là quản lý thời gian không tốt có thể là những yếu tố tại sao một nhà đầu tư bỏ cuộc họp.

II. LÀM SAO ĐỂ TRÁNH THẤT BẠI

Bây giờ thì bạn đã rõ, một ý tưởng tuyệt vời không phải là tất cả những gì bạn cần cho sự khởi đầu thành công. Có rất nhiều thứ có thể dẫn đến thất bại của startup. Bạn có thể làm gì để tránh mắc phải những sai lầm này?

1. NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG

Nghiên cứu thị trường là điều đầu tiên bạn phải làm trước khi bắt đầu. Nghiên cứu của bạn có thể dẫn bạn tin rằng sản phẩm của mình có thể được tinh chỉnh để phù hợp với yêu cầu của thị trường hoặc được trình bày theo một cách khác hay thậm chí được marketing theo một cách cụ thể. Nghiên cứu thị trường trước khi ra mắt sản phẩm, hoặc thậm chí có một kế hoạch ra mắt, là một bước quan trọng có thể giúp bạn tránh được nhiều sai lầm.

Dành thời gian nghiên cứu, nhìn vào các sản phẩm cạnh tranh, và phân tích sự tăng trưởng của thị trường. Một khách hàng trung bình sẵn sàng chi trả bao nhiêu? Bạn có thể xây dựng phễu bán hàng bằng cách cung cấp miễn phí một số tính năng, và đưa ra một tùy chọn để nâng cấp tài khoản của họ sau này?

Đây cũng là cách duy nhất bạn có thể tránh tham gia thị trường mà ở đó không có, hoặc ít, tiềm năng tăng trưởng. Đối với những người sáng lập đã gặp phải vấn đề này trong nghiên cứu thị trường, điều tốt nhất nên làm là đánh giá lại sản phẩm, và tiếp cận lại cho một thị trường khác.

2. CÓ MỘT TẦM NHÌN RÕ RÀNG CHO STARTUP CỦA BẠN

Mục tiêu cho startup của bạn là gì? Nó sẽ ở đâu trong 5 năm? 10 năm? Những cải tiến trong tương lai bạn có thể nhìn thấy?

Bạn cần một tầm nhìn rõ ràng về việc startup của bạn sẽ đi tới đâu, bởi vì bạn sẽ cần nó để thuyết phục:

  • Các nhà đầu tư ra quyết định đầu tư
  • Các thành viên của nhóm thực sự cam kết
  • Khách hàng quyết định mua

Một startup nếu không thể thuyết phục được ba nhóm này thì không có hy vọng thành công. Vì vậy hãy đảm bảo bạn xem xét và suy nghĩ kỹ về cách bạn sẽ thuyết phục mỗi nhóm. Bạn có thể hình dung tầm nhìn của bạn bằng cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, video, hoặc bất kỳ phương tiện truyền thông khác mà bạn có thể nghĩ ra, nhưng nó phải dễ hiểu để giải thích cho người khác.

3. TUYỂN DỤNG NHỮNG NGƯỜI CÓ ĐAM MÊ

Một đội ngũ nhiệt tình với công việc sẽ luôn luôn cung cấp cho bạn 100% sức lực của họ. Không có cách nào tốt hơn để đảm bảo rằng đội ngũ của bạn đang tiếp tục bán hàng, làm marketing, và thậm chí là phát triển sản phẩm. Hãy thuê một số thành viên ban đầu của bạn dựa trên niềm đam mê của họ đối với sản phẩm (trong khi vẫn giữ chuyên môn và tính cách phù hợp với phần còn lại của đội nhóm) là một cách tuyệt vời để đảm bảo rằng nhóm của bạn sẽ có một khởi đầu tốt.

4. TẬP TRUNG VÀO SẢN PHẨM VÀ KHÁCH HÀNG

Một đội ngũ nhiệt tình sẽ cảm thấy rất dễ để có sự tập trung vào hai yếu tố cốt lõi: sản phẩm và khách hàng. Nhưng với tư cách là người sáng lập, bạn phải sẵn sàng làm gương với thái độ của mình. Nhóm của bạn sẽ nhìn theo bạn và nếu bạn không say mê sản phẩm hoặc không mong muốn để giúp khách hàng của mình, bạn sẽ sớm nhận thấy sự thiếu nhiệt tình trong nhóm của bạn.

Bạn cũng nên ghi nhớ điều này trong khi nghiên cứu thị trường. Nếu bạn thực sự say mê giải quyết một vấn đề về phát triển, bạn sẽ làm tốt việc lắng nghe những gì khách hàng - hay khách hàng tiềm năng của bạn - nói về cách đẻ giải quyết vấn đề. Hãy thử sử dụng hình thức A / B tesing với nhóm phát triển sản phẩm của bạn. Dành ra thời gian để trả lời và hỗ trợ khách hàng. Cả hai điều này sẽ giúp bạn kết nối tốt hơn với trọng tâm cốt lõi của bạn.

5. TÌM KIẾM NHỮNG MENTOR TỐT CHO MÌNH

Một người mentor tốt giống như một ánh sáng xuất hiện trong một đêm đầy bão tố. Là một người sáng lập, bạn sẽ có rất nhiều ngày mà bạn không biết phải làm gì, muốn bỏ từ bỏ và di chuyển đến một hòn đảo hay một sa mạc nào đó. Một người mentor tốt sẽ có thể hướng dẫn bạn qua những phần khó khăn nhất của việc bắt đầu một công ty mới: gây quỹ và tìm kiếm đội ngũ phù hợp. Đừng nghĩ rằng bạn có thể đi một mình và bắt đầu tìm kiếm những người trong cùng ngành sẵn sàng cho bạn lời khuyên khi bạn làm kinh doanh.

6. TÌM ĐÚNG NGƯỜI ĐỂ TRÌNH BÀY ĐƯỢC ĐÚNG VẤN ĐỀ CHO CÁC NHÀ ĐẦU TƯ

Những đội statrup tốt nhất có hai loại người. Những người say mê phát triển sản phẩm, và những người có thể bán nó cho người khác. Nhóm thứ hai này cũng quan trọng như là người đầu tiên, và lý tưởng nhất là người đồng sáng lập của bạn (nếu không phải bạn) có khả năng nói chuyện được với các nhà đầu tư.

Các nhà đầu tư muốn hình dung ra sự thành công và mức tăng trưởng. Họ muốn xem các biểu đồ cho thấy họ sẽ nhận được lợi nhuận lớn từ khoản đầu tư của họ. Hãy sẵn sàng để cho họ thấy điều này. Giúp họ hình dung sản phẩm theo cách mà bạn thấy. Học cách truyền niềm đam mê của bạn đối với sản phẩm cho họ càng sớm và bạn sẽ không gặp khó khăn khi gây quỹ.

Thuyết phục được các nhà đầu tư tham gia đầu tư trong một cuộc họp ngắn là một nghệ thuật, và mặc dù các nhà sáng lập đã làm những điều tốt hơn, họ cần phải có được một vài điều quan trọng:

Hãy đưa những điều sau vào bản thuyết trình của bạn khi trình bày cho các nhà đầu tư tiềm năng:

  • Sản phẩm
  • Nhu cầu cho sản phẩm
  • Tăng trưởng trong kinh doanh
  • Những mục tiêu
  • Lợi nhuận
  • Hoạt động bán hàng
  • Chi phí

Với việc hoạch định và tổ chức vận hành một cách cẩn thận, bạn có thể đảm bảo rằng doanh nghiệp của bạn không thất bại. Hãy chuẩn bị cho sự thay đổi trong công ty của bạn khi nó phát triển. Khi công ty của bạn mở rộng, nhân viên của bạn phải được chuẩn bị để thay đổi mục tiêu ban đầu, kế hoạch, chi phí, nhiệm vụ và nghĩa vụ trong việc tham gia vào định hướng mới của công ty. Điều này cũng đúng đối với bạn - bạn không thể xây dựng doanh nghiệp và mong muốn nhân viên hoặc đối tác của mình sẽ điều hành công ty cho bạn.

Là một doanh nhân, bạn không thể lật một đồng xu và hy vọng rằng may mắn là ở bên bạn. Bạn phải tự tạo ra may mắn cho mình.

Other Post


Cần Một Cách Tốt Hơn Để Nhận Định Kỹ Năng Của Mọi Người
Sunday, March 15, 2020
Đến năm 2020, nền kinh tế Mỹ dự kiến ​​sẽ tạo ra 55 triệu việc làm: 24 triệu trong số này sẽ là những vị trí hoàn toàn mới.Việc làm mới chiếm 48% trong tổng số việc làm, theo Trung tâm Giáo dục và Lực lượng lao động của Georgetown. Bên cạnh đó sẽ nhấn mạnh vào sự phối hợp giữa các kỹ năng cứng về ki...
Hướng Dẫn Sử Dụng Mô Tả Công Việc (Job Descriptions)
Friday, March 20, 2020
Cách sử dụng Job Descriptions (mô tả công việc) - Rõ ràng về Vai trò và Mục tiêu Cho mọi người thấy vai trò quan trọng của họ đối với tổ chức của bạn. Lần cuối bạn xem qua mô tả công việc của bạn là khi nào? Thậm chí có khi bạn còn không giữ lại mô tả công việc của mình!
Các công cụ hỗ trợ quản lý công việc
Monday, September 6, 2021
Các công việc tự động được phân loại theo nhóm và trạng thái công việc. Được Remindwork sắp xếp tự động chỉ cần mở và xem Mỗi người thực hiện có phần việc riêng và cập nhật tiến độ nhanh chóng trong một nút nhấn. Quản lý công việc của cả tổ chức trong tầm tay với các ứng dụng di dộng của Apple đến...
5 biện pháp làm tăng năng suất làm việc
Wednesday, February 5, 2020
Thống kê cho thấy trung bình một nhân viên lãng phí 2,1 giờ làm việc mỗi ngày. Như vậy là cứ 11 phút làm việc, chúng ta lại bị xao lãng bởi email, Facebook, "buôn chuyện"... Và sau đó chúng ta phải mất tới 25 phút để tái tập trung vào công việc.
RemindWork - Quản lý công việc

RemindWork Là ứng dụng đa nền tảng (PC, Mobile) để phân công và quản lý công việc cho tổ chức nhiều cấp quản lý

  • Phân công việc
  • Quản lý và theo dõi
  • Cập nhật thông tin & báo cáo
  • Tuyệt mật mã hoá dữ liệu công việc với khoá riêng và nhiều hơn nữa

Quản lý công việc mọi lúc mọi nơi bằng ứng dụng RemindWork trên Android và iOS