5 Đặc Điểm Của Một Người Quản Lý Vi Mô Và Cách Thay Đổi

Mọi người đều đồng ý rằng quản lý vi mô là một điều xấu, nhưng không phải ai cũng biết làm thế nào để nhận diện và khắc phục nó.

Theo kinh nghiệm của tôi, quản lý vi mô thể hiện rõ rệt trong năm hành vi mà chúng ta có thể tránh được như sau:

1. ĐO LƯỜNG QUÁ NHIỀU THỨ.

Ưu điểm của công nghệ đó là bạn có thể đo lường doanh nghiệp của mình chính xác hơn nhưng nhược điểm là công nghệ khiến cho việc đo lường tràn lan trở nên quá dễ dàng. Việc đo lường quá nhiều đến nỗi không thể hiểu chính xác ý nghĩa của các dữ liệu chính là điển hình của quản lý vi mô.

Thay vào đó: Đối với mỗi công việc, chọn một hoặc hai thước đo để xác định hiệu quả của công việc đó và hãy bỏ qua những thước đo khác.

2. GIÁM SÁT QUÁ CHẶT CHẼ.

Giám sát đôi khi bị nhầm lẫn với đo lường, trong khi hai việc này hoàn toàn khác nhau. Bạn đo lường số liệu nhưng theo dõi hành vi. Khi bạn luôn lo lắng và để ý nhân viên của mình từng chút một thì việc giám sát sẽ trở thành quản lý vi mô.

Thay vào đó: Hãy giám sát và hướng dẫn nhân viên chỉ khi họ thấy cần thiết phải cải thiện hiệu suất làm việc của mình.

3. QUÁ COI TRỌNG SỰ ĐỒNG THUẬN.

Thu thập ý kiến trước khi đưa ra quyết định là điều nên làm, đặc biệt là ý kiến của những người chịu tác động của quyết định đó. Tuy nhiên, sẽ là quản lý vi mô nếu bạn dành quá nhiều thời gian cho việc thảo luận trước khi đưa ra quyết định.

Thay vào đó: Đặt ra deadline cho quyết định đó. Lập ra khung thời gian cố định trong buổi họp để thu thập ý kiến và sau đó đưa ra quyết định đúng thời hạn.

4. CAN THIỆP QUÁ NHIỀU.

Các nhà quản lý kiểu “trực thăng” cũng tồi tệ không kém những bậc phụ huynh kiểu này (helicopter parents - những bậc phụ huynh can thiệp quá nhiều vào cuộc sống con em mình) - họ khiến chính những người mà họ đang cố gắng giúp đỡ trở nên vô dụng. Cách duy nhất mà mọi người có thể trưởng thành là mắc sai lầm, điều đó có nghĩa là người quản lý không thể lúc nào cũng phải xông vào hòng cứu vãn mọi việc.

Thay vào đó:   Khi nhân viên đưa ra đề nghị cần được giúp đỡ, hãy luôn sẵn sàng chỉ dẫn một cách nhiệt tình, nhưng hãy để nhân viên của bạn tự trưởng thành sau thất bại. Nếu họ không thể hoặc không học hỏi được gì từ những sai lầm của mình thì họ không còn giá trị để bạn giữ lại.

5. ĐẶT QUÁ NHIỀU ƯU TIÊN.

Các nhà quản lý thường làm cho nhân viên (và ngay cả bản thân họ) rối tung lên khi có một danh sách các "ưu tiên" mà tất cả đều quan trọng. Điều này chính là dấu hiệu của quản lý vi mô bởi dường như đây là cách duy nhất để tất cả mọi việc đều vận hành trơn tru.

Thay vào đó: Hãy đặt những ưu tiên riêng cho mỗi nhân viên, mỗi đội, mỗi nhóm và mỗi bộ phận. Hãy để tự họ giải quyết và đạt được mục tiêu đó.

Other Post


Quản Trị Hiệu Suất: Những Điều Lầm Tưởng Và Sự Thật
Monday, April 27, 2020
Quản trị hiệu suất đang là một khái niệm mới, bao trùm một phạm vi kiến thức rất rộng và phức tạp. Nó là tiến trình mà nhà quản lý và nhân viên làm việc cùng nhau để xây dựng mục tiêu, lên kế hoạch, theo dõi giám sát và cuối cùng là đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu của nhân viên cũng như việc đón...
Quản Trị Nhân Viên "Di Động"
Friday, March 27, 2020
Nhằm tiết kiệm chi phí thuê văn phòng cũng như giảm tải áp lực cho nhân viên, giờ đây các công ty hoàn toàn có thể áp dụng chiến lược quản trị nhân sự mới - Quản trị nhân viên "di động". Thay vì chôn chân ở văn phòng cả ngày, giờ đây các nhân viên được di dộng khắp nơi để gặp mặt khách hàng, họp qua...
Bạn Có Thể Sửa Chữa Một Nền Văn Hóa Tồi Tệ Mà Không Cần Sa Thải Nhân Viên Không?
Sunday, March 15, 2020
Dưới đây là bài viết về quản trị nhân sự được thuật lại của tác giả Francesca Gino là một nhà khoa học hành vi người Mỹ gốc Ý và là Giáo sư Quản trị Kinh doanh của gia đình Tandon và là người đứng đầu đơn vị đàm phán, Tổ chức và Thị trường tại Trường Kinh doanh Harvard.
Xây Dựng Thói Quen Cố Định Hàng Ngày. Thành Công Lâu Dài Của Bạn Sẽ Phụ Thuộc Vào Chúng
Tuesday, April 21, 2020
Nhà triết học Aristotle đã nói rằng, "Chúng ta là những gì chúng ta thường xuyên thực hiện. Sự xuất sắc vì thế không phải là một hành động, mà là một thói quen". Nếu không duy trì những việc làm hay thói quen tích cực hàng ngày, cuộc sống của chúng ta sẽ bị bào mòn cả về tinh thần, thể chất, và cảm ...
RemindWork - Quản lý công việc

RemindWork Là ứng dụng đa nền tảng (PC, Mobile) để phân công và quản lý công việc cho tổ chức nhiều cấp quản lý

  • Phân công việc
  • Quản lý và theo dõi
  • Cập nhật thông tin & báo cáo
  • Tuyệt mật mã hoá dữ liệu công việc với khoá riêng và nhiều hơn nữa

Quản lý công việc mọi lúc mọi nơi bằng ứng dụng RemindWork trên Android và iOS