Chọn Nhân Viên Có Tâm Hay Có Tài?

Khi bắt đầu tiếp nhận nhân sự thành lập doanh nghiệp, vị lãnh đạo nào cũng quyết tâm sẽ chú trọng “cái tâm” với đầy dũng khí, nhưng khi bắt tay vào công việc thì chuyện không đơn giản như vậy. Đứng trước muôn vàn khó khăn: bị áp lực về doanh số, áp lực lợi nhuận, các chỉ tiêu cần phải hoàn thành trong khi quãng đường hãy còn quá xa, quản lý bắt đầu có những suy nghĩ chệch một chút so với định hướng ban đầu để có thể thực hiện mục tiêu với lời giải thích: làm kinh doanh phải linh động, không thể cứng nhắc được!

Khi một nhân viên giỏi luôn hoàn thành vượt chỉ tiêu, nhưng người này lại có những hành động sai phạm, lãnh đạo bị áp lực phải làm vừa lòng nhân viên giỏi để người này tiếp tục đóng góp cho công ty, đành phải mắt nhắm mắt mở, bởi “đuổi họ thì ai sẽ làm thay?”. Trong những tình huống như thế này, quả đúng là nan giải.

CHỌN HẠT GIỐNG TỐT ĐỂ GIEO

Nhiều giám đốc khi được hỏi đều khẳng định “phải chọn nhân viên có tâm tốt”. Nhưng khi thực sự phỏng vấn thì đôi khi tuyển mãi mà nhân tài như lá mùa thu, đành phải chấp nhận một nhân viên chưa được ưng ý lắm. Hay thông thường, họ bị mê hoặc bởi một ứng viên có tác phong quá hoàn hảo hay quá năng động rồi quên đi đánh giá một cách toàn diện, bỏ quên những tính chất tiềm ẩn của nhân viên, thường là quên khảo sát kinh nghiệm cũng như những chỗ làm việc của nhân viên trước đó.

Cách tốt nhất trong các trường hợp này là không nên quyết định nhận ngay mà hãy để vài ngày để có thể suy ngâm kỹ lại cho khách quan hơn.

Tỉ phú Warren Buffet - nhà đầu tư lớn nhất mọi thời đại cũng theo trường phái này khi ông cho rằng mình chỉ nhận những ứng viên có tâm và trung thành về làm việc trong công ty. Vì nếu hạt giống không tốt thì không thể nào gieo để có cây tốt được.

Nói như vậy không có nghĩa là bạn phải cực đoan đến mức kiên quyết không nhận những ứng viên chưa hoàn hảo mà cần phải tự đánh giá xem nhân viên này có thể được đào tạo và có khả năng chỉnh sửa được hay không, vì bản chất của con người là có thể thay đổi được.

MÔI TRƯỜNG TRONG SẠCH GIÚP HẠN CHẾ TIÊU CỰC

Người quản lý phải quyết tâm xây dựng một môi trường tương đối trong sạch vì nhân viên tốt khi vào môi trường không tốt rất dễ bị đồng hóa. Ngược lại, nếu ở trong môi trường trong sạch, nhân viên có thể tự kiềm chế được những ý nghĩ chưa tốt và cố gắng cải thiện bản thân theo chiều hướng tốt hơn.

Môi trường trong sạch không phải là khẩu hiệu hay biểu ngữ treo khắp công ty. Quan sát kỹ thì nơi nào có biểu ngữ càng nhiều thì thường nhân viên tốt càng ít. Cái tâm thể hiện trong cách suy nghĩ của từng nhân viên và thể hiện bằng hành động cụ thể của họ chứ không nằm trong những khẩu hiệu phô trương vô nghĩa.

Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo cũng cần biết đưa ra lời tán dương nhân viên khi họ làm điều tốt, và ủng hộ họ khi họ biết đứng lên đấu tranh chống lại những yếu tố tiêu cực, làm vẩn đục môi trường trong sạch trong công ty bạn.

CÓ THỂ LÀM VIỆC CHUNG VỚI “NGƯỜI XẤU” KHÔNG?

Chúng ta đều nhận thấy rằng, làm điều tốt lúc nào cũng khó hơn làm điều xấu. Người xấu thường thu được kết quả nhất thời cao hơn những “con ong cần mẫn”. Người quản lý biết điều đó, nhưng trong nhiều trường hợp họ đành bỏ qua. Điều đó không nên chút nào, vì nhân viên trong công ty là người giám sát từng hành động của người lãnh đạo. Có những chuyện giấu kín như bưng nhưng cuối cùng nhân viên đều biết.

Do đó, người lãnh đạo muốn sử dụng những nhân viên “chưa tốt” này thì phải khéo léo và công khai uốn nắn họ để cho toàn bộ nhân viên hiểu được rằng “tôi biết cái xấu và đang uốn nắn chứ không hề dung túng”.

Người lãnh đạo phải chấp nhận và cố gắng uốn nắn và mài giũa nhân viên của mình để có được những hạt ngọc và quan trọng là hãy tạo ra môi trường trong sạch và vững mạnh vì không thể xây ngôi nhà cao và vững trãi trên nền tảng những viên gạch bị lỗi.

Other Post


5 biện pháp làm tăng năng suất làm việc
Wednesday, February 5, 2020
Thống kê cho thấy trung bình một nhân viên lãng phí 2,1 giờ làm việc mỗi ngày. Như vậy là cứ 11 phút làm việc, chúng ta lại bị xao lãng bởi email, Facebook, "buôn chuyện"... Và sau đó chúng ta phải mất tới 25 phút để tái tập trung vào công việc.
8 Thách Thức Hàng Đầu Đối Với Các Nhà Sản Xuất Nhỏ Và Vấn Đề Quản Lý Thời Gian
Tuesday, April 14, 2020
Các công ty sản xuất vừa và nhỏ thường gặp phải nhiều vấn đề, trong số đó có rất nhiều vấn đề rơi vào một trong tám loại được đề cập đến trong bài viết này. Các công ty này đang hết sức cố gắng để đối phó với chúng, thậm chí là với tất cả những vấn đề nhức nhối này cùng một lúc. Chúng tôi thường thấ...
5 nguyên tắc của quản trị tinh gọn (Lean Management)
Sunday, February 2, 2020
Quản trị tinh gọn đề cập đến một kỹ thuật được phát triển với mục đích giảm thiểu lãng phí và tối đa hóa giá trị của sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng, mà không ảnh hưởng đến chất lượng. Nó tập trung vào việc cung cấp giá trị cho khách hàng. Một số công cụ được hệ thống quản trị tinh gọn triển khai để...
"Đánh Giá Nhân Viên" Sao Cho Vẹn Cả Đôi Đường?
Friday, March 20, 2020
Nếu so sánh giữa tất cả các kỹ năng quản lý thì có lẽ kỹ năng đánh giá nhân viên là khó nhất. Tuy nhiên, đây lại là công việc rất quan trọng trong công tác quản trị nhân sự. Người đứng đầu doanh nghiệp dù có xuất sắc đến đâu nhưng nếu không có những đồng sự giỏi sẽ khó mà thực hiện được các chiến lư...
RemindWork - Quản lý công việc

RemindWork Là ứng dụng đa nền tảng (PC, Mobile) để phân công và quản lý công việc cho tổ chức nhiều cấp quản lý

  • Phân công việc
  • Quản lý và theo dõi
  • Cập nhật thông tin & báo cáo
  • Tuyệt mật mã hoá dữ liệu công việc với khoá riêng và nhiều hơn nữa

Quản lý công việc mọi lúc mọi nơi bằng ứng dụng RemindWork trên Android và iOS