6 Cải Cách Mọi Công Ty Nên Thực Hiện Trong Bối Cảnh Hiện Nay

Trong bối cảnh cạnh tranh ngày nay, các công ty cần phải hoạt động hiệu quả nếu không muốn bị bỏ lại phía sau. Điều này cũng có nghĩa là các công ty thường bị mắc kẹt trên con đường phát triển của chính mình và bỏ lỡ việc nhìn ra những cơ hội cho sự tăng trưởng. Sau đây là một vài điều tôi sẽ thực hiện nếu được tiếp quản công ty của bạn trong tình hình hiện nay:

1. ĐÁNH GIÁ, TỔNG KỂT

Hãy bỏ đi việc đánh giá nhân viên hàng năm và thay bằng các đánh giá thường xuyên hơn, điều này sẽ khiến cho các nhà quản lý có trách nhiệm hơn. Nếu chỉ đánh giá nhân viên mỗi năm một lần, sẽ có vô vàn cơ hội phát triển bị bỏ lỡ và công ty sẽ phải tiêu tốn thời gian và nguồn lực không cần thiết cho những nhân viên làm việc không đạt hiệu quả. Chính vì vậy tôi muốn các điều hành viên của mình được trao quyền và có trách nhiệm hơn đối với việc phát triển con người.

2. CÁC CUỘC HỌP

Hãy từ chối tham gia các cuộc họp mà nội dung không đề cập đến những vấn đề quan trọng có tác động to lớn lên kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Thực sự thì, tất cả chúng ta đang tham gia quá nhiều cuộc họp và phần lớn những cuộc họp này không có mục tiêu rõ ràng hay những lịch trình cụ thể. Nếu tôi điều hành một công ty, tôi sẽ muốn biết chính xác mục tiêu mà buổi họp cần đạt được và lý do tại sao tôi nên có mặt tại cuộc họp đó. Và thực tế chẳng có gì đáng tự hào nếu như chúng ta đang phải liên tiếp tham gia các buổi họp giống nhau trong suốt một ngày.

3. THỜI GIAN GẶP MẶT

Tôi luôn phải đảm bảo rằng mình dành ít nhất một phần hai thời gian của mỗi ngày để gặp gỡ khách hàng, nhà cung cấp và đối tác kinh doanh. Tôi biết rằng mình là một trong những bộ mặt của công ty nên việc tôi có các mối quan hệ tốt với khách hàng và đối tác kinh doanh là rất quan trọng. Nhưng rất nhiều nhà lãnh đạo khác lại dành thời gian để giải quyết những vấn đề hoặc vướng mắc mà hoàn toàn có thể giao lại cho một người khác.

4. CÁC CON SỐ

Hãy loại bỏ hàng loạt các thước đo đang được sử dụng mà gây nên sự phiền toái. Thay vào đó, chỉ những thước đo cho thấy một cách rõ ràng rằng chúng ta đang đi đúng hướng thì mới nên được sử dụng. Nhiều công ty, thậm chí, sử dụng quá nhiều thước đo đến mức họ không thể kiểm soát nổi. Một khi bạn có tầm nhìn rõ ràng về mục tiêu cuối cùng mà bạn muốn đạt đến, hãy xác định 3 đến 5 thước đo cho quá trình đó. Đừng làm mọi việc trở nên phức tạp bằng việc sử dụng quá nhiều tiêu chuẩn đo lường.

5. LÊN KẾ HOẠCH

Loại bỏ những cuộc họp lên kế hoạch quá tốn thời gian hoặc chỉ bàn về cách rút lui khỏi thị trường. Hãy tập trung toàn bộ nhân lực vào công tác thực hiện và triển khai. Các công ty thường rất thích giai đoạn lên kế hoạch chiến lược và vẫn tin rằng phát triển một chiến lược đòi hỏi rất nhiều thời gian và nỗ lực. Chúng ta đã trở nên quen thuộc với việc phát triển kế hoạch 5 năm. Nhưng tin mới là: những kế hoạch 5 năm này giờ đây đã “tuyệt chủng”. Bởi vì thậm chí không ai biết điều gì sẽ xảy ra trong 2 năm tới, chứ đừng nói tới 5 năm. Do đó, tôi sẽ tập trung phát triển chiến lược một cách nhanh chóng và xây dựng năng lực vững mạnh để thực thi và triển khai nó. Sau đó tôi sẽ xem xét đánh giá lại chiến lược hàng quý để đảm bảo rằng nó vẫn có thể áp dụng được và có thể điều chỉnh nếu phải thay đổi.

6. ĐỔI MỚI

Hãy lập một đội chuyên phụ trách việc cải tiến và thực hiện quy trình nhằm quản lý những cải tiến này, đồng thời đảm bảo cho chúng ta đo lường được tác động có thể xảy ra nếu thực thi những ý tưởng mới này cũng như áp dụng chúng vào quy trình vận hành. Đừng coi việc đổi mới như là các quá trình hoạt động hàng ngày của doanh nghiêp, bởi vì, nó sẽ không được khai thác hợp lý nếu nó phải hoàn toàn lệ thuộc vào cùng một thước đo và quy trình lập ngân sách. Công tác đổi mới này có thể có thời gian hoàn vốn dài hơn và rất có thể vấp phải thất bại  trước khi đạt được những kết quả đáng kể. Tôi cũng muốn đảm bảo rằng tổ chức của mình sẽ sử dụng một hệ thống quy chuẩn trong việc nhận diện, phân loại, sắp xếp thứ tự ưu tiên, lên kế hoạch, triển khai và áp dụng những ý tưởng mới này vào hoạt động của công ty.

Mặc dù những ý tưởng được đề cập trong bài này sẽ giúp cải thiện đáng kể hiệu quả hoạt động của công ty nhưng phần lớn các doanh nghiệp lại đang không thực hiện chúng. Còn bạn thì sao, điều gì đang cản trở bạn tiến lên phía trước?

Other Post


OKR - Hệ thống quản trị mục tiêu của Google – Định nghĩa và lợi ích
Wednesday, February 5, 2020
OKR là viết tắt của cụm từ Objectives and Key Results - Quản trị theo Mục tiêu và Kết quả Then chốt. OKR được phát minh vào những năm 1970 bởi các lãnh đạo của Intel và Oracle, bằng việc kết hợp các phương pháp quản lý và thiết lập mục tiêu truyền thống như MBO (Management by Objectives) và SMART Ob...
Cách mạng công nghiệp 4.0 (lần thứ tư)
Tuesday, January 28, 2020
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là cuộc cách mạng của công nghệ. Các doanh nghiệp sử dụng tối đa công nghệ vào doanh nghiệp sẽ dễ dàng nhận thấy sự hoạt động của doanh nghiệp trở nên logic hơn, các thông tin số liệu nắm bắt chính xác hơn và hơn hết nó giúp cho doanh nghiệp khắc phục được nhiều rủi ro...
Chọn Nhân Viên Có Tâm Hay Có Tài?
Friday, March 27, 2020
“Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” (Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Đừng bao giờ thuê những người có xu hướng nhảy việc
Wednesday, March 25, 2020
Nếu được hỏi kinh nghiệm tuyển dụng, tôi luôn giữ quan điểm là đừng bao giờ tuyển những người nhảy việc thường xuyên. Mỗi một mùa tuyển công ty tôi nhận được rất nhiều hồ sơ – trung bình khoảng 400 hồ sơ cho một đợt, để rồi lọc ra 50 để phỏng vấn và nhận 1-2 người. Ngoài việc xem xét một số yếu tố n...
RemindWork - Quản lý công việc

RemindWork Là ứng dụng đa nền tảng (PC, Mobile) để phân công và quản lý công việc cho tổ chức nhiều cấp quản lý

  • Phân công việc
  • Quản lý và theo dõi
  • Cập nhật thông tin & báo cáo
  • Tuyệt mật mã hoá dữ liệu công việc với khoá riêng và nhiều hơn nữa

Quản lý công việc mọi lúc mọi nơi bằng ứng dụng RemindWork trên Android và iOS