Giải Quyết Xung Đột Giữa Các Thế Hệ Nhân Viên

Có thể tạm chia lực lượng nhân viên theo bốn thế hệ chính như sau:

  • Nhân viên cao tuổi (sinh trước 1949), có đặc điểm thực sự trung thành và ý thức kỷ luật cao, tin vào kinh nghiệm làm việc và thăng tiến theo thang bậc. Những nhân viên này đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp khi kinh tế phát triển vững mạnh.
  • Nhân viên đứng tuổi (sinh trong giai đoạn 1949-1960), có đặc điểm là khao khát đạt đến thành công và đang chiếm giữ vị trí cấp cao trong các doanh nghiệp. Đây cũng là thế hệ có nhiều hoài bão phi thường.
  • Nhân viên khá trẻ (thế hệ X, sinh trong giai đoạn 1961-1979), có nền tảng kiến thức tốt và biết tiếp thu những kinh nghiệm từ lịch sử, có xu hướng phá vỡ những khuôn mẫu truyền thống, đòi hỏi môi trường làm việc thoải mái, không gò bó và cũng không chấp nhận thứ bậc. Thế hệ này làm giàu nhanh chóng nhờ những sáng kiến táo bạo.
  • Nhân viên trẻ (thế hệ Y, sinh từ năm 1980 trở đi), là thế hệ đầu tiên sống trong kỷ nguyên công nghệ thông tin. Cũng giống như thế hệ X, họ có một tuổi thơ khá đầy đủ nên thường đòi hỏi quyền của cá nhân nhiều hơn, thích tự do trong suy nghĩ cũng như hành động. Họ xem trọng những hoạt động cá nhân hơn là quan hệ xã hội.

SỰ MÂU THUẪN GIỮA CÁC THẾ HỆ

Nhận ra được mâu thuẫn giữa các thế hệ là chìa khóa quan trọng để nhà quản trị có phương pháp hóa giải phù hợp. Các thế hệ nhân viên bị tác động bởi nhiều nhân tố xã hội và được thúc đẩy bởi những động cơ làm việc khác nhau nên thường không có cùng quan điểm trong việc nhìn nhận vấn đề. Sự mâu thuẫn thường thấy trong các công ty lớn là thái độ chê bai lẫn nhau, khi nhân viên thuộc thế hệ cũ luôn coi trọng quy tắc, kinh nghiệm, còn nhân viên trẻ thì hay đưa ra những ý tưởng táo bạo nhưng ẩn chứa nhiều rủi ro hơn. Nhân viên thế hệ trẻ luôn ứng dụng công nghệ kỹ thuật hiệu quả hơn, họ cũng nhìn thấy nhiều cơ hội hơn và có tham vọng nắm bắt tất cả, trong khi những nhân viên lớn tuổi lại nghi ngại và suy xét cẩn trọng trước khi hành động.

GIẢI PHÁP

Nhà quản lý nhân sự phải nhìn nhận đây là mâu thuẫn có lợi và không nên hoàn toàn phủ nhận nó. Khi một tập thể không tồn tại mâu thuẫn thì dễ nảy sinh chứng tự mãn và hoạt động doanh nghiệp chắc chắn sẽ bị trì trệ. Vấn đề ở đây là cần xem xét những giải pháp nhằm hóa giải phần nào xung đột giữa các thế hệ.

Phân bổ lao động hợp lý: Nhà quản lý nhân sự cần có cái nhìn tổng quát các bộ phận để phân bổ lao động một cách hợp lý. Nên sắp xếp để các nhân viên thuộc các thế hệ khác nhau làm việc theo nhóm một cách độc lập, ví dụ nhóm thế hệ truyền thống có thể đảm đương bộ phận kỹ thuật, đòi hỏi sự tận tụy và chuyên môn cao, còn nhóm X và Y chịu trách nhiệm về chiến lược xây dựng hình ảnh doanh nghiệp. Riêng thế hệ thứ hai thích hợp với các vị trí quản lý.

Sàng lọc khi tuyển dụng: Để hạn chế tối thiểu những mâu thuẫn không có lợi, nhà quản lý cần có sự sàng lọc kỹ lưỡng khi tuyển dụng. Không nên vì một vài thành tích nổi trội của một ứng viên mà tuyển dụng người đó vào vị trí không phù hợp với đặc tính chung của bộ phận hay với văn hóa doanh nghiệp. Nếu cấp quản lý thuộc thế hệ đầu thì tiêu chí dành cho nhân viên mới là phải xem trọng tinh thần làm việc đội nhóm và thể hiện rõ lòng trung thành.

Xây dựng nề nếp học hỏi lẫn nhau: Văn hóa doanh nghiệp góp phần lớn trong việc hóa giải mâu thuẫn. Việc doanh nghiệp đề cao sự học hỏi, tôn trọng lẫn nhau là một biện pháp tuy không hóa giải hết các xung đột, nhưng kìm hãm được sự bùng nổ của các mâu thuẫn. Đây còn gọi là chiến lược đôi bên cùng có lợi win-win trong giải quyết mâu thuẫn, nhưng nó đòi hỏi sự linh động và kiên nhẫn của chính các nhà quản lý nhân sự. Nhà quản lý nhân sự phải tập trung xác định cho ra vấn đề mà mọi người có thể chấp nhận được. Giải pháp này khiến các bên không khư khư bảo vệ quan điểm mà tập trung vào việc giành chiến thắng, đem lại kết quả cao nhất cho doanh nghiệp.

Other Post


Hướng Dẫn Sử Dụng Mô Tả Công Việc (Job Descriptions)
Friday, March 20, 2020
Cách sử dụng Job Descriptions (mô tả công việc) - Rõ ràng về Vai trò và Mục tiêu Cho mọi người thấy vai trò quan trọng của họ đối với tổ chức của bạn. Lần cuối bạn xem qua mô tả công việc của bạn là khi nào? Thậm chí có khi bạn còn không giữ lại mô tả công việc của mình!
Làm Gì Để Duy Trì Và Phát Triển Thế Mạnh Nhân Sự?
Wednesday, March 25, 2020
Duy trì và xây dựng những bước tiến mới cho tổ chức không chỉ đòi hỏi sự cố gắng từ phía các lãnh đạo. Nguồn lực nhân tài dồi dào, sẵn sàng đối mặt với những khó khăn và thách thức từ thị trường luôn là một yếu tố quan trọng của những công ty hiệu quả cao.
Làm Thế Nào Để Quy Trình Hóa Quá Trình Phát Triển Một Sản Phẩm?
Thursday, April 16, 2020
Trong kinh doanh, tính hiệu quả là chìa khóa của sự tiến bộ. Điều này đặc biệt chính xác  trong thời kỳ tăng trưởng và thay đổi cơ cấu; những lần khi chúng ta có thể nhận các trách nhiệm mới (và có thể bàn giao lại trách nhiệm hiện có cho các đội khác). Trong các giai đoạn tăng trưởng, các nhiệm vụ ...
Cách xây dựng OKR trong doanh nghiệp
Wednesday, February 5, 2020
Nói một cách đơn giản, OKR (Objectives and Key results) là phương pháp quản trị doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp định lượng và tạo ra những kết quả then chốt (key results) cụ thể nhằm hiện thực hóa mục tiêu (objectives) trong một thời hạn nhất định, thường là theo quý. Các chỉ số OKR có thể được ...
RemindWork - Quản lý công việc

RemindWork Là ứng dụng đa nền tảng (PC, Mobile) để phân công và quản lý công việc cho tổ chức nhiều cấp quản lý

  • Phân công việc
  • Quản lý và theo dõi
  • Cập nhật thông tin & báo cáo
  • Tuyệt mật mã hoá dữ liệu công việc với khoá riêng và nhiều hơn nữa

Quản lý công việc mọi lúc mọi nơi bằng ứng dụng RemindWork trên Android và iOS