OKR - Hệ thống quản trị mục tiêu của Google – Định nghĩa và lợi ích

Phương pháp OKR là gì?


OKR là một khung quản lý dùng để đặt mục tiêu và các kết quả then chốt cho doanh nghiệp với mục đích đo lường các nỗ lực hướng tới những mục tiêu đã đặt ra. Nói cách khác, OKR là một phương pháp hỗ trợ cộng tác và hỗ trợ thiết lập mục tiêu một cách linh hoạt, tăng sự tập trung, trách nhiệm, tính liên kết, và tăng tốc cho doanh nghiệp.

OKR giúp các mục tiêu của công ty trở nên minh bạch và dễ dàng để tiếp cận bởi toàn bộ các nhân viên, đồng thời đảm bảo tính liên kết giữa các phòng ban trong doanh nghiệp. Một khung quản trị OKR điển hình được tạo nên bởi các Mục tiêu - là những mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp, và một số Kết quả then chốt để đo lường tiến độ hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra.

Dù được áp dụng ở cấp công ty, cấp nhóm hoặc cá nhân, OKR vẫn được công bố rộng rãi trong toàn doanh nghiệp để mọi hoạt động nội bộ đều minh bạch đối với mọi cá nhân trong công ty.

Công thức của một khung quản trị OKR


Mục tiêu (Objectives)


Mục tiêu là các mô tả chung về những mục tiêu cần phải đạt được trong toàn công ty. Các mục tiêu này làm rõ hướng phát triển để nhân viên có thể dõi theo và phát triển thành công hơn. Các mục tiêu này có thể xem là đích đến sau một khoảng thời gian xác định. Những mục tiêu này phải là những mục tiêu rõ ràng, có thể đạt được, có tham vọng cao và truyền cảm hứng cho nhân viên. Hơn nữa, các doanh nghiệp cũng có thể dễ dàng nhầm OKR như một một công cụ đánh giá, trong khi chúng chỉ là cơ sở để phát triển các mục tiêu mới cho doanh nghiệp.

Kết quả then chốt (Key results)


Kết quả then chốt là các số liệu để đánh giá mục tiêu và quá trình đạt được các mục tiêu này. Chúng có thể được như những cột mốc quan trọng trong quá trình hoàn thành các mục tiêu đã được đặt ra. Điều này có nghĩa là các kết quả then chốt này cần được thiết lập một cách cụ thể, dựa trên số liệu nhằm giúp việc quản lý khi đo lường và đánh giá các mục tiêu sau này.

Các lợi ích của OKR


Thống nhất chiến lược doanh nghiệp


ORK rất quan trọng để duy trì tính minh bạch của các mục tiêu trong nội bộ doanh nghiệp, đồng thời giúp nhân viên làm việc đúng hướng để hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra. Dựa trên OKR, các quản lý và nhân viên có thể thống nhất công việc và mục tiêu của họ với tầm nhìn chung của doanh nghiệp.

Từ góc nhìn của nhân viên, tính minh bạch là một yếu tố cần thiết để tạo sự liên kết chặt chẽ, do đó, một quy trình hoạt động rõ ràng sẽ tăng tính hiệu quả khi kết nối giữa các nhóm và cá nhân với nhau.

Đo lường và giám sát hiệu suất


Như đã đề cập bên trên, các Key results nên được tạo dựa trên số liệu, cung cấp hỗ trợ trong quá trình đánh giá kết quả đạt được so với các mục tiêu đã đặt ra. Hơn nữa, khi kết hợp OKR với các chỉ số hiệu suất khác như KPI sẽ giúp tăng khả năng giám sát của quản lý và giúp nhân viên theo dõi tiến trình của họ một cách hiệu quả hơn.

Gia tăng trách nhiệm


Vì mọi cá nhân trong công ty đều có thể tiếp cận OKR, điều này thúc đẩy trách nhiệm giải trình và tính minh bạch trong công việc của mỗi người, vì vậy, trách nhiệm của từng cá nhân sẽ tăng đáng kể.

Ví dụ: tại Google, OKR được tổng kết hàng quý với thang điểm từ 0 đến 1. Tuy nhiên, nhân viên của Google không nhất thiết phải luôn luôn đạt điểm số hoàn hảo. Google tin rằng có điểm số từ 0,6 đến 0,7 nghĩa là bạn đang tiến bộ trong công việc.

Mặt khác, nếu bạn có thể hoàn thành các mục tiêu của OKR một cách dễ dàng, có khả năng là bạn đã đặt mục tiêu làm việc quá thấp. Quá trình đánh giá hiệu suất sau mỗi quý là một dịp tốt để nhân viên của bạn xem xét lại hiệu suất làm việc và phân tích sự cải thiện của họ.

Bằng cách xác định công việc rõ ràng, mọi thành viên của doanh nghiệp có thể tập trung vào hoàn thành chỉ một mục tiêu duy nhất. OKR giúp mọi người tránh xa sự xao lãng và tăng cường sự hợp tác, bởi mọi thành viên trong nhóm đều nhận được các thông tin đầy đủ và hiểu rõ những ưu tiên của họ.

Hệ thống OKR vẫn còn nhiều đặc điểm nổi bật, hãy tiếp tục theo dõi các bài blog tiếp theo của chúng tôi để hiểu rõ cách thiết lập OKR và các phương pháp ứng dụng hay nhất.

Other Post


6 Sai Lầm Thường Gặp Về Nhân Sự Khi Khởi Nghiệp
Wednesday, March 25, 2020
Việc xây dựng một đội ngũ chưa bao giờ dễ dàng. Ngay cả những doanh nghiệp "lão làng" vẫn gặp phải những lỗi lầm trong việc xây dựng đội ngũ. Tuy vậy,những công ty lớn có khả năng bù đắp lại sai lầm này mà không ảnh hưởng đáng kể tới hoạt động của mình.  Trong khi đó, những công ty khởi nghiệp nhỏ l...
Để tăng hiệu suất công việc lên 400%
Wednesday, February 5, 2020
Bạn muốn tăng hiệu suất công việc gấp 4 lần? Điều này hoàn toàn có thể, bằng cách xử lý công việc của mỗi quý bằng hiệu suất của một năm, Brian Moran - tác giả quyển "Một năm 12 tuần" khẳng định.
Mục đích của chuẩn hóa quy trình
Sunday, February 2, 2020
Là để các hoạt động sản xuất luôn được thực hiện theo một cách thống nhất, ngoại trừ trường hợp quy trình sản xuất được điều chỉnh một cách có chủ ý.
Tại Sao Thuê Một Nhân Viên Tầm Tầm Có Thể Là Một Hiểm Họa
Wednesday, March 25, 2020
Theo quy luật phân phối thông thường, tỷ lệ “trung bình” luôn chiếm phần lớn và số lượng nhân viên ở mức trung bình ở các công ty cũng không thoát khỏi quy luật này. Vậy “trung bình” có thực sự vô thưởng vô phạt và việc cơ cấu doanh nghiệp bao hàm lượng lớn là các nhân viên “trung bình” như vậy có t...
RemindWork - Quản lý công việc

RemindWork Là ứng dụng đa nền tảng (PC, Mobile) để phân công và quản lý công việc cho tổ chức nhiều cấp quản lý

  • Phân công việc
  • Quản lý và theo dõi
  • Cập nhật thông tin & báo cáo
  • Tuyệt mật mã hoá dữ liệu công việc với khoá riêng và nhiều hơn nữa

Quản lý công việc mọi lúc mọi nơi bằng ứng dụng RemindWork trên Android và iOS