Thử Việc: Cơ Hội Tìm Kiếm Vàng Mười Cho Doanh Nghiệp

Dưới đây là sáu cách giúp bạn tránh khỏi tình huống như trên và tìm kiếm được ứng viên xuất sắc, phù hợp nhất:

1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC CHI TIẾT VÀ CỤ THỂ VỚI NHÂN VIÊN

Dù nhân viên thử việc là sinh viên mới ra trường hay người đã có 2-3 năm kinh nghiệm, việc đầu tiên bạn nên làm là mô tả công việc một cách chi tiết và cụ thể với họ. Bạn nên dùng một bản mô tả công việc (job description) rõ ràng, trong đó ghi các mục tiêu công việc chính cần làm; các mối quan hệ cần xây dựng; chức năng, trách nhiệm, quyền hạn của nhân viên; điều kiện làm việc… Việc này sẽ giúp bạn tránh được nhiều phiền phức về sau, chẳng hạn như khi nhân viên phàn nàn: “Đấy không phải là việc của tôi!”

2. XÁC ĐỊNH RÕ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THỬ VIỆC

Trước khi nhân viên chính thức bắt đầu giai đoạn thử việc, điều đầu tiên bạn cần làm là xác định rõ cách bạn đánh giá hiệu quả công việc, bao gồm phạm vi và lĩnh vực đánh giá, mục tiêu cần đạt được, thời gian hoàn thành công việc… Lưu ý mục tiêu thử việc phải rõ ràng và lượng hóa được. Nếu nhân viên chưa nhất trí với các tiêu chí đánh giá này thì hai bên hãy cùng nhau bàn bạc cho đến khi đạt được thỏa thuận.

3. ĐƯA RA PHẢN HỒI NHANH CHÓNG VÀ CỤ THỂ

Nhân viên mới thường gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn thử việc nên bạn cần đưa cho họ phản hồi về công việc nhanh chóng và cụ thể. Nếu họ đạt được một thành tích nào đó (dù nhỏ) thì hãy ngợi khen, động viên để họ thêm tự tin. Đối với những việc họ làm chưa tốt, hãy thẳng thắn góp ý trên tinh thần xây dựng để họ cố gắng hơn và luôn đề xuất giải pháp chứ đừng chỉ nêu ra vấn đề. Anh Toàn, nhân viên kinh doanh của một công ty Công nghệ thông tin, tâm sự khi anh thử việc tại công ty X, sếp anh thường phê bình: “Em làm như thế là sai rồi!” Tuy nhiên, khi anh thắc mắc thế nào mới đúng thì sếp lúng túng. Cho phản hồi kiểu như vậy sẽ khiến tâm lý nhân viên bị ức chế, từ đó hiệu quả làm việc giảm sút hay nhân viên uất ức bỏ đi.

4. CUNG CẤP MỌI ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT CHO NHÂN VIÊN

Muốn nhân viên thử việc thể hiện được hết năng lực của mình, bạn phải cung cấp cho họ tất cả điều kiện làm việc cần thiết, từ máy vi tính, điện thoại, danh thiếp đến chi phí đi lại. Việc này cần được tiến hành trước khi nhân viên đến nhận việc. Đừng để xảy ra tình trạng mà anh Dương, nhân viên kinh doanh của một nhãn hàng keo công nghiệp, đã gặp phải vào ngày đến làm việc tại một công ty kinh doanh hóa chất. Anh đã phải chờ đến hơn ba tiếng đồng hồ mới có bàn để làm việc và hai tuần mới có điện thoại bàn để liên lạc với khách hàng.

5. CHO NHÂN VIÊN THỬ VIỆC CƠ HỘI ĐỂ SỬA CHỮA SAI SÓT

Việc nhân viên mới phạm sai sót trong lúc thử việc không phải là hiếm. Là nhà quản lý, bạn nên tìm hiểu kỹ lý do, nhắc nhở, góp ý và cho họ cơ hội để sửa chữa sai lầm. Đừng vội “trảm” họ ngay vì như thế rất có thể bạn sẽ bỏ phí một người tuy chưa “thập toàn” nhưng lại có tố chất thật sự cần thiết cho nghề nghiệp.

6. THỰC HIỆN ĐẦY ĐỦ PHỎNG VẤN THÔI VIỆC (EXIT INTERVIEW)

Dù nhân viên mới thử việc không thành công, bạn cũng nên thực hiện phỏng vấn thôi việc cho họ. Hãy nêu rõ lý do bạn không nhận họ để họ rút kinh nghiệm ở những lần thử việc sau. Nếu bạn cho một nhân viên nghỉ việc do hành vi cư xử quá kém, bạn cần nói đúng sự thật để tránh những rắc rối pháp lý có thể xảy ra.

LỜI KẾT

Để quyết định nhận một nhân viên thử việc, thông thường bạn phải phỏng vấn người đó tối thiểu hai lần, rất tốn kém thời gian và chi phí. Vì vậy, đến lúc họ thử việc, bạn cần đầu tư công sức thỏa đáng để giai đoạn này đạt được kết quả tốt nhất. Đó cũng là cách để bạn tìm được nhân viên “vàng mười” thật sự cho doanh nghiệp.

Other Post


Design For Six Sigma (Dfss) Là Gì?
Thursday, April 23, 2020
Six Sigma là hệ thống bao gồm các công cụ và chiến lược nhằm nâng cao quá trình hoạt động, bằng cách nhận diện và loại bỏ những nguyên nhân gây lỗi, khuyết tật và giảm thiểu tối đa độ bất định trong sản xuất và hoạt động kinh doanh. Design for Six Sigma (DFSS) là phương pháp quản lý quy trình kinh d...
Mã hoá thông tin và ứng dụng của chúng
Thursday, January 30, 2020
Mã hóa chủ yếu là để dữ liệu của chúng ta an toàn hơn, tránh sự soi mói tò mò của những kẻ không phận sự, hiện nay có 4 loại mã hóa thường được sử dụng và ứng dụng của mã hóa trong đời sống thực tế.
Bạn Đã Dành Đủ Thời Gian Quan Tâm Đến Nhân Viên Chưa?
Tuesday, April 14, 2020
Là chủ doanh nghiệp, đã bao giờ bạn ước một ngày có 25 giờ? Đặc biệt, với những công ty khởi nghiệp, khi mà việc vận hành công ty chưa đi vào quỹ đạo, bạn luôn trong tình trạng quá bận rộn với các buổi họp, gặp mặt đối tác... thì những lời cầu cứu từ nhân viên của bạn có thể dễ dàng rơi vào quên lãn...
24 Kỹ Năng Sống Mỗi Người Trưởng Thành Nên Làm Chủ Trước Tuổi 30
Tuesday, April 14, 2020
Bước vào cuộc sống hiện đại vô cùng hối hả và khó khăn, làm thế nào để tồn tại và vươn lên luôn là câu hỏi của nhiều bạn trẻ. Muốn như vậy họ cần trang bị những kỹ năng sống thiết thực cho bản thân. SAGA.VN sẽ giới thiệu cho các bạn những kĩ năng mỗi bạn trẻ cần có trước năm 30 tuổi
RemindWork - Quản lý công việc

RemindWork Là ứng dụng đa nền tảng (PC, Mobile) để phân công và quản lý công việc cho tổ chức nhiều cấp quản lý

  • Phân công việc
  • Quản lý và theo dõi
  • Cập nhật thông tin & báo cáo
  • Tuyệt mật mã hoá dữ liệu công việc với khoá riêng và nhiều hơn nữa

Quản lý công việc mọi lúc mọi nơi bằng ứng dụng RemindWork trên Android và iOS