5 Vị Trí Nhân Sự Mà Mọi Doanh Nghiệp Cần Có

Xây dựng một công ty thành công không phải việc của riêng một người. Trên thực tế, bạn sẽ chỉ tạo ra việc làm chứ không tạo lập công ty nếu như bạn không có đội ngũ nhân sự của riêng mình. Khi bạn có thể nâng cao năng lực và hệ thống đội ngũ nhân viên trọng yếu, thì doanh nghiệp sẽ tăng lợi nhuận. Dưới đây là 5 vị trí bạn nên xem xét khi xây dựng bộ máy nhân sự lý tưởng cho doanh nghiệp mình để có thể đương đầu với những thử thách và đưa doanh nghiệp trên đà mở rộng. Nhân viên quản lý Khi bắt đầu khởi nghiệp, mọi thứ đều phụ thuộc vào tầm nhìn của bạn. Tuy nhiên, khi bạn vướng phải những khó khăn hàng ngày, bạn sẽ cần ai đó bên cạnh để cùng giám sát các hoạt động của doanh nghiệp. Đối tượng lý tưởng nhất là người này nên có cùng tầm nhìn với bạn, nhưng cũng có một góc nhìn hoàn toàn mới. Yêu cầu kinh nghiệm: Nhân viên quản lý nên có kinh nghiệm làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ tương tự như doanh nghiệp của bạn. Họ phải là những người có óc sáng tạo để đưa ra những ý tưởng mới, nhưng cũng cần phải có niềm tin và sự kiên trì để theo đuổi những gì họ tin rằng là tốt nhất cho doanh nghiệp. Những nhân viên quản lý có tầm nhìn không ngại đi ngược xu hướng với đám đông và không chỉ quan tâm tới kết quả ngắn hạn. Nhân viên điều hành Có rất nhiều vấn đề xảy ra ở một doanh nghiệp nhỏ là hệ quả của hàng loạt những sự kiện không lường trước. Để phát triển, một doanh nghiệp phải hệ thống hóa những hoạt động riêng rẽ thành một chuỗi quy trình tổng thể. Bạn cần một nhân viên biết cách thiết lập các hệ thống, tạo các loại tài liệu và hướng dẫn những người khác sử dụng chúng. Họ sẽ là người liên tục tìm cách cải thiện các quy trình bằng việc sử dụng dữ liệu đầu vào từ các thành viên khác trong nhóm, điều tra các đối thủ cạnh tranh và theo dõi kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Yêu cầu kinh nghiệm: Vị trí này cần một người cẩn thận và năng động, luôn đảm bảo sự tuần tự trong tất cả mọi thứ họ làm. Một nhân viên điều hành phải nhìn hoạt động kinh doanh như một chuỗi các bước nhỏ. Để đảm đương vị trí này tốt nhất họ nên từng điều hành một quy trình sản xuất hoặc phân phối. Nhân viên xử lý sự cố Khi một doanh nghiệp nhỏ mở rộng, các sự cố sẽ rất dễ dàng xảy ra. Máy móc và các quy trình có thể bị hỏng hóc và các vấn đề liên quan đến khách hàng và nhà cung cấp chắc chắn sẽ xảy ra.

Xây dựng một công ty thành công không phải việc của riêng một người. Trên thực tế, bạn sẽ chỉ tạo ra việc làm chứ không tạo lập công ty nếu như bạn không có đội ngũ nhân sự của riêng mình. Khi bạn có thể nâng cao năng lực và hệ thống đội ngũ nhân viên trọng yếu, thì doanh nghiệp sẽ tăng lợi nhuận.

Dưới đây là 5 vị trí bạn nên xem xét khi xây dựng bộ máy nhân sự lý tưởng cho doanh nghiệp mình để có thể đương đầu với những thử thách và đưa doanh nghiệp trên đà mở rộng.

NHÂN VIÊN QUẢN LÝ

Khi bắt đầu khởi nghiệp, mọi thứ đều phụ thuộc vào tầm nhìn của bạn. Tuy nhiên, khi bạn vướng phải những khó khăn hàng ngày, bạn sẽ cần ai đó bên cạnh để cùng giám sát các hoạt động của doanh nghiệp. Đối tượng lý tưởng nhất là người này nên có cùng tầm nhìn với bạn, nhưng cũng có một góc nhìn hoàn toàn mới.

Yêu cầu kinh nghiệm: Nhân viên quản lý nên có kinh nghiệm làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ tương tự như doanh nghiệp của bạn. Họ phải là những người có óc sáng tạo để đưa ra những ý tưởng mới, nhưng cũng cần phải có niềm tin và sự kiên trì để theo đuổi những gì họ tin rằng là tốt nhất cho doanh nghiệp. Những nhân viên quản lý có tầm nhìn không ngại đi ngược xu hướng với đám đông và không chỉ quan tâm tới kết quả ngắn hạn.

NHÂN VIÊN ĐIỀU HÀNH

Có rất nhiều vấn đề xảy ra ở một doanh nghiệp nhỏ là hệ quả của hàng loạt những sự kiện không lường trước. Để phát triển, một doanh nghiệp phải hệ thống hóa những hoạt động riêng rẽ thành một chuỗi quy trình tổng thể. Bạn cần một nhân viên biết cách thiết lập các hệ thống, tạo các loại tài liệu và hướng dẫn những người khác sử dụng chúng. Họ sẽ là người liên tục tìm cách cải thiện các quy trình bằng việc sử dụng dữ liệu đầu vào từ các thành viên khác trong nhóm, điều tra các đối thủ cạnh tranh và theo dõi kết quả hoạt động của doanh nghiệp.

Yêu cầu kinh nghiệm: Vị trí này cần một người cẩn thận và năng động, luôn đảm bảo sự tuần tự trong tất cả mọi thứ họ làm. Một nhân viên điều hành phải nhìn hoạt động kinh doanh như một chuỗi các bước nhỏ. Để đảm đương vị trí này tốt nhất họ nên từng điều hành một quy trình sản xuất hoặc phân phối.

NHÂN VIÊN XỬ LÝ SỰ CỐ

Khi một doanh nghiệp nhỏ mở rộng, các sự cố sẽ rất dễ dàng xảy ra. Máy móc và các quy trình có thể bị hỏng hóc và các vấn đề liên quan đến khách hàng và nhà cung cấp chắc chắn sẽ xảy ra. Nhân viên đảm nhận vị trí này phải có khả năng phản ứng nhanh nhạy và luôn muốn là người giải quyết vấn đề khi có bất cứ chuyện gì xảy ra. Người này không bao giờ tìm cách đổ lỗi mà luôn tập trung vào các giải pháp để đảm bảo một sự cố sẽ không bao giờ xảy ra lần thứ hai.

Kinh nghiệm yêu cầu: Họ cần phải có một nền tảng nghiệp vụ tốt và có nhiều mưu lược. Một nhân viên xử lý sự cố không nên sợ thất bại hay không biết làm thế nào để sửa chữa một rắc rối từ ban đầu. Thay vào đó, họ luôn nghĩ tới việc đưa ra giải pháp cho các vấn đề và không sợ phải làm đi làm lại cho đến khi thành công.

NHÂN VIÊN KINH DOANH

Một trong những lợi thế cạnh tranh quan trọng của bạn với tư cách là một doanh nghiệp nhỏ chính là công nghệ và cách thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Nếu không có công nghệ, doanh nghiệp của bạn có thể sẽ không bao giờ thu hút hoặc giữ chân  khách hàng.

Kinh nghiệm yêu cầu: Các chuyên gia kinh doanh luôn muốn biết những gì đang xảy ra với doanh nghiệp bằng cách kiểm tra các dữ liệu và biến nó thành hành động. Họ cần có khả năng tiếp cận các dữ liệu để đưa ra các giải pháp cho doanh nghiệp.

NHÂN VIÊN KẾ TOÁN

Những nhân viên này phải biết mọi quy trình trong tất cả các vấn đề của doanh nghiệp. Họ không chỉ phải hiểu các báo cáo tài chính, mà họ còn có thể phân tích và cho bạn biết ý nghĩa của chúng. Họ luôn cố gắng đảm bảo rằng mọi quyết định đưa ra phải được dựa trên những dữ liệu và kết quả số học.

Kinh nghiệm yêu cầu: Một nhân viên kế toán cần phải có bằng đại học chuyên ngành tài chính, nhưng CPA thì không bắt buộc. Tuy nhiên họ phải có những kinh nghiệm thực tế với báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp.

Với năm vị trí trên, bạn sẽ sở hữu đầy đủ các yếu tố cần thiết để mở rộng doanh nghiệp nhanh hơn. Vậy doanh nghiệp của bạn đã sở hữu vị trí nào trong 5 vị trí trên, và vị trí nào vẫn còn “bỏ ngỏ”?

Other Post


Công Cụ Tăng Năng Suất Là Vô Nghĩa Khi Thiếu Đi Những Kỹ Năng Đi Kèm
Friday, April 17, 2020
Bạn có bao giờ tự hỏi, mình đã thử qua bao nhiêu các công cụ tăng năng suất (từ đơn giản như sổ giấy cho đến các ứng dụng hiện đại) nhưng kết quả lại chẳng đâu vào đâu? Hãy cùng Saga.vn tìm hiểu vấn đề thực sự nằm ở đâu nhé!
Năm 2019: Kỷ lục IPO của 8 start-up trị giá hàng tỷ USD
Sunday, January 26, 2020
Bước sang năm 2019, những thương vụ IPO lớn hơn đang được dự báo sắp sửa diễn ra, bao gồm những cái tên như Uber, Lyft và Palantir. Đầu tháng 12/2018, Lyft khẳng định đã sẵn sàng để niêm yết và nộp hồ sơ lên Ủy ban Chứng khoán, trong khi Uber cũng đưa ra động thái tương tự vài ngày sau đó. Cả hai cô...
Các Nhà Quản Lý, Đừng Mắc Những Sai Lầm Này Khi Thuê Nhân Viên Mới
Sunday, March 15, 2020
Mang lại cho một nhân viên mới cảm giác được chào đón nồng nhiệt có thể khích lệ tinh thần và làm cho thành viên đó ở lại lâu hơn với công ty của bạn.  
Tuyển Thêm Nhân Viên Mới: Tránh Xa Cách Chỉ Đạo Thảm Họa Với 6 Bước Sau
Wednesday, April 8, 2020
Tuyển thêm nhân viên mới tại một công ty đang phát triển nhanh có thể giống như đào tạo một đội ngũ kỹ thuật mới khi giải đua xe Indianapolis 500 đang diễn ra
RemindWork - Quản lý công việc

RemindWork Là ứng dụng đa nền tảng (PC, Mobile) để phân công và quản lý công việc cho tổ chức nhiều cấp quản lý

  • Phân công việc
  • Quản lý và theo dõi
  • Cập nhật thông tin & báo cáo
  • Tuyệt mật mã hoá dữ liệu công việc với khoá riêng và nhiều hơn nữa

Quản lý công việc mọi lúc mọi nơi bằng ứng dụng RemindWork trên Android và iOS