6 Bước Để Giúp Những Nhân Viên Chậm Chạp Làm Việc Nhanh Hơn

Tất cả chúng ta đều thích nghe những lời đường mật và nhân viên của bạn cũng không là ngoại lệ. Bạn có biết ai phải mất đến tận 2 ngày chỉ để hoàn thành một công việc tốn có một giờ? Tuy nhiên, có một tin tốt là: ngoài việc phát triển được chiến lược để gia tăng tốc độ làm việc của các nhân viên chậm chạp, mà bạn còn tăng được chất lượng công việc của họ bằng 06 bước sau:

1. Trả lời câu hỏi vì sao nhân viên lại làm việc chậm chạp 

Phương pháp này rất đơn giản: Bạn chỉ cần cần hỏi thẳng chính nhân viên đó. Hãy giải thích cho họ rằng bạn nhận thấy tốc độ của họ đang ở dưới mức trung bình và hỏi xem điều gì đã khiến họ chậm lại như thế. Họ có thể sẽ lúng túng. Họ có thể sẽ kể rất tỉ mỉ, họ đang bị cuốn vào những thứ mà không phải là vấn đề trọng yếu đối với bạn. Thậm chí, có khi họ cũng biết hiệu suất của mình dưới mức trung bình và còn cảm thấy vui khi được hỏi đến. Trong nhiều trường hợp, có vô vàn vấn đề khiến nhân viên làm việc chậm hơn bạn mong muốn, và bước đầu tiên để giải quyết là xác định được nguyên nhân của vấn đề.

2. Cùng làm việc nhóm với họ

Các nhân viên sẽ phản kháng khi họ cảm thấy bị dồn vào thế bí, và điều này trái ngược với những gì bạn mong đợi. Hãy nói rõ rằng bạn ở đấy để giúp đỡ họ, chứ không phải chỉ là chỉ tay năm ngón và rồi bỏ đi luôn. Hãy hỏi họ, "Chúng ta có thể làm gì để cải thiện tình hình?" hoặc "Tôi có thể làm gì để giúp đỡ bạn?". Đôi khi vấn đề sẽ được giải quyết ngay ở những câu trả lời, chỉ cần bạn chịu đặt câu hỏi.

3. Đưa ra deadline rõ ràng với thứ tự ưu tiên cụ thể

Bạn biết đâu là công việc quan trọng nhất, nhưng liệu nhân viên của bạn có biết điều đó? Ngoài đưa cho nhân viên danh sách việc cần làm (to-do list), bạn cũng cần sắp xếp rõ thứ tự ưu tiên công việc, hoặc bạn phải tính đến trường hợp nhân viên của bạn sẽ làm những công việc ít quan trọng và dễ nhất trước tiên. Và đừng quên định Luật Parkinson - Công việc luôn tự phình ra để chiếm đủ thời gian được ấn định cho nó, vì thế đừng ngại đưa ra các deadline khắt khe và rõ ràng cho nhân sự của bạn. Bạn cũng sẽ không rõ họ có thể hoàn thành các dự án nhanh đến đâu, trừ khi bạn thúc đẩy họ.

4. Hạn chế phiền nhiễu

Những nhân viên cảm thấy quá tải lại chỉ thực hiện được rất ít công việc, nhưng nếu giao cho họ công việc trong từng khoảng thời gian riêng biệt, họ có thể bứt phá năng lượng phi thường của công việc. Hãy tìm cách để cải thiện môi trường của những nhân viên có vấn đề và cho họ cơ hội đạt được thành công. Nên nhớ chúng ta luôn bị phân tâm bởi nhiều thứ khác nhau. Tôi đã học được một bài học, tôi không thể nào vừa giải quyết được đống email khổng lồ, vừa cố gắng hoàn thành một công việc phức tạp trước thời hạn, bởi vì nhiều khả năng tôi sẽ bị chệch hướng bởi hàng tá câu hỏi của khách hàng. Hãy xác định lý do vì sao nhân viên của bạn lại làm việc chậm chạp và tìm cách giải quyết chúng.

5. Tìm hiểu những gì nhân viên của bạn muốn làm

Khi bạn dành thời gian để khám phá những công việc nào sẽ mang lại cảm giác thành tựu cho nhân viên, bạn sẽ tìm ra những gì họ có thể làm tốt. Nếu không giao cho nhân viên những công việc họ ưa thích, nó sẽ tạo cảm giác là bạn đang giao việc dựa trên thế mạnh của nhân viên. Nếu bạn có thể cân bằng giữa công việc mà họ cảm thấy nhàm chán với công việc mà họ yêu thích, nhân viên sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn và ít có khả năng kéo chậm tốc độ. Bạn không cần phải đối xử với họ như các em bé ở trường mầm non, nhưng nhân viên cảm thấy có sự cân bằng giữa thành tựu và thách thức sẽ làm việc hiệu quả nhất.

6. Thường xuyên phản hồi (feedback) công việc

Hãy gặp gỡ các nhân viên làm việc chậm chạp, tìm ra vấn đề đang tồn tại và phát triển kế hoạch để tăng tốc độ hoàn thành công việc của họ. Bước quan trọng cuối cùng là theo dõi quá trình. Hãy lên kế hoạch cho một loạt các cuộc họp để thảo luận về hiệu suất, sự tiến bộ của từng người và ra quyết định về cách mọi thứ nên được tiến hành.

Điều này cũng rất quan trọng trong việc thiết lập mục tiêu. Khi bạn có nhân viên đơn giản là chỉ tụt hậu một chút, bạn không nhất thiết phải sa thải họ nếu các đánh giá đầu tiên cho thấy họ đã không đạt được hoàn toàn tất cả mọi thứ. Sự tiến bộ đáng kể của mỗi người giúp bạn có một cái nhìn tích cực, trong khi vẫn hướng tới mục tiêu cuối cùng. Hãy phê bình một cách có tính xây dựng và tập trung vào những gì họ đã hoàn thành. Điều này giúp buổi họp đi theo hướng tích cực, chứ không phải là một cái gì đó khiến nhân viên của bạn lo sợ.

Một lợi ích đáng chú ý trong việc giải quyết các vấn đề của người lao động làm việc chậm chạp đó là: đem lại một viễn cảnh tốt đẹp hơn cho họ. Khi nhân viên của bạn thấy rằng bạn có kỳ vọng cao nhưng lại không yêu cầu sự hoàn hảo. Họ sẽ hiểu rằng bạn đánh giá cao họ và đóng góp của họ đủ để hướng tới kết quả tốt hơn. Cảm giác được hỗ trợ và có giá trị sẽ chuyển thành lòng trung thành, nhân viên lâu dài - những người bạn có thể tin tưởng để làm việc kịp thời.

Other Post


Những Đội Ngũ Sáng Tạo Nhất Đều Có Tính Đa Dạng Văn Hoá Riêng Biệt
Friday, March 20, 2020
Theo như nghiên cứu, ngày nay các nhóm có sự đa dạng về văn hóa có thể giúp đem lại kết quả làm việc tốt hơn cho các tổ chức. Đây là một điểm vô cùng tốt: Các nhóm đa dạng văn hoá có tiềm năng sáng tạo hơn nhờ sự đa dạng của thông tin, ý tưởng và góc nhìn, quan điểm mà các thành viên có thể đưa ra k...
5 Thuật Dùng Người Dựa Vào Sở Trường, Sở Đoản
Friday, March 20, 2020
Mỗi người đều có những thế mạnh riêng. Nếu thế mạnh đó được khai thác và phát huy đúng cách thì con người sẽ phát triển và đem lại nhiều lợi ích. Ngược lại, nếu sở trường không được dùng đến thì sẽ mất đi cơ hội phát triển, và thậm chí dần mai một.
Top 10 thương vụ IPO lớn nhất Việt Nam 2018
Sunday, January 26, 2020
Theo thống kê của Vietstock, năm 2018 có 23 doanh nghiệp đã tiến hành chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO). Trong đó, dẫn đầu là đợt IPO của Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (UPCoM: POW) với giá trị 6,996 tỷ đồng.
Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng (Qms) Là Gì? - Iso 9001 & Những Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng Khác
Monday, April 27, 2020
Hệ thống quản lý chất lượng (Quality management system - QMS) là một hệ thống hợp thức hóa các quy trình, thủ tục và trách nhiệm để đạt được những chính sách và mục tiêu về chất lượng. Còn ISO 9001: 2015 chính là tiêu chuẩn quốc tế xác định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng.
RemindWork - Quản lý công việc

RemindWork Là ứng dụng đa nền tảng (PC, Mobile) để phân công và quản lý công việc cho tổ chức nhiều cấp quản lý

  • Phân công việc
  • Quản lý và theo dõi
  • Cập nhật thông tin & báo cáo
  • Tuyệt mật mã hoá dữ liệu công việc với khoá riêng và nhiều hơn nữa

Quản lý công việc mọi lúc mọi nơi bằng ứng dụng RemindWork trên Android và iOS