Bí Quyết "Lắng Nghe" Thái Độ , Hành Vi Của Ứng Viên Trong Buổi Phỏng Vấn

Sau khi qua vòng sơ tuyển – lọc Hồ sơ, ứng viên được chọn vào vòng “loại trực tiếp” – phỏng vấn. Cung cách ứng xử và thái độ của ứng viên sẽ là yếu tố quyết định sự thành công của ứng viên. Thái độ ứng viên không tốt thể hiện qua một số biểu hiện sau.

PHỎNG VẤN CHỈ ĐỂ CHO BIẾT VÀ THÊM KINH NGHIỆM

Có những ứng viên không có ý định và quyết tâm làm việc tại công ty bạn, họ cũng không nghiên cứu công ty bạn rõ ràng. Họ đi phỏng vấn chỉ là để xem công ty bạn ra sao và lấy thêm kinh nghiệm trong phỏng vấn. Khi gặp phải một ứng viên mà người này không tỏ vẻ quan tâm, hoặc chỉ trả lời hời hợt những câu hỏi của nhà tuyển dụng như vậy thì liệu ứng viên này có nên tiếp tục lọt vào danh sách ứng viên tiềm năng hay không? Nếu nhận thấy thái độ không thích thú với công việc, có vẻ không hứng thú để tập trung trao đổi, nghe và sử dụng điện thoại nhiều lần trong lúc phỏng vấn, nhà tuyển dụng có thể ngưng phỏng vấn để tránh mất thời gian. Và nhà tuyển dụng cũng không đánh giá cao các ứng viên khi họ ra về không lời chào và cảm ơn ngay tại đấy hay không gửi thư cảm ơn nhà tuyển dụng.

THÁI ĐỘ QUÁ TỰ HÀO VÀ THAM VỌNG VỀ BẢN THÂN

Nhiều ứng viên rất tự hào về bản thân mình. Họ nói liên hồi về câu chuyện cuộc đời họ. Bên cạnh đó, có những ứng viên chọn cách “thêu dệt” thêm thành tích nhằm làm lý lịch của mình “đẹp” hơn, hoặc ngay trong lần đầu ứng viên đã nhắc đến những quyền lợi và lợi ích bản thân được nhận trong công việc với một mức độ đòi hỏi khá cao.  Nhà tuyển dụng phải tinh ý để dễ dàng phát giác những chi tiết “ảo tưởng” này

Bên cạnh quan sát thái độ, hành vi của ứng viên cần được quan sát kỹ để đánh giá ứng viên chuẩn hơn.

TƯ THẾ VÀ DÁNG ĐIỆU NGỒI

Ứng viên có ngồi thẳng một cách thoải mái không? Dáng đi của anh ta có vẻ tự tin và thư giãn không? Nếu tư thế ngồi của anh ta thõng xuống, điều này cho biết đây là người làm việc không hăng hái và không tự tin. Ngoài ra, nếu ứng viên biết cách chọn lựa khoảng ngồi thích hợp trong phòng chứng tỏ anh ta rất tự tin vào khả năng của mình; còn ngược lại, đây là người rất cẩu thả và lười nhác.

CÁCH BẮT TAY

Hãy để ý xem cách bắt tay của ứng viên. Một người tự tin, thoải mái sẽ bắt tay vừa phải. Một người ít tự tin lại có cách bắt tay mềm. Và một người hung hãn sẽ siết chặt tay bạn.

QUẦN ÁO VÀ PHỤC TRANG

Một trong những cơ sở để đánh giá khả năng giao tiếp của ứng viên là qua vẻ bề ngoài. Quần áo và phục trang chính là các hành vi phi ngôn ngữ mạnh mẽ nhất. Vì thế, hãy “lắng nghe” chúng và quyết định sự chọn lựa tốt nhất cho công ty bạn.

SỰ CHÚ Ý VÀ ÁNH MẮT

Trong quá trình trao đổinếu ứng viên nghiêng người về phía trước để giảm bớt khoảng cách cũng như luôn giữ được ánh mắt chăm chú khi đối thoại với người phỏng vấn, chứng tỏ ứng viên này rất hứng thú với công việc. Ngược lại, nếu ít tự tin và có thể không quan tâm đến công việc mới này, ứng viên có thể nhìn quanh đâu đó trong phòng và hiếm khi nhìn vào mắt bạn.

Bạn cũng nên chú ý cách trả lời câu hỏi của ứng viên. Anh ta có lắng nghe câu hỏi không? Anh ta có trả lời một cách cô đọng, xúc tích, sẵn sàng chia sẻ các câu chuyện làm việc hay lan man ra khỏi chủ đề? Trường hợp đầu cho thấy anh ta đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho cuộc phỏng vấn. Trong khi ở trường hợp còn lại, ứng viên không hề chuẩn bị, lúng túng hay thậm chí không chú tâm đến câu hỏi của người phỏng vấn.

BIỂU HIỆN TRÊN KHUÔN MẶT VÀ CÁC HÀNH VI PHI NGÔN NGỮ

Làm sao để có thể chắc rằng các nhận xét thông qua hành vi phi ngôn ngữ là đúng? Chìa khóa của câu trả lời này nằm ở sự nhất quán giữa các biểu hiện trên khuôn mặt, hành vi và lời nói của ứng viên.

Các biểu hiện trên khuôn mặt không nhất quán với lời nói cho thấy sự thiếu tự tin hay đang nói dối của ứng viên. Hành vi phi ngôn ngữ cũng nói lên nhiều điều về tính cách. Khi trả lời câu hỏi hay kể một câu chuyện nào đó, nếu ứng viên nhìn chằm chằm vào bạn hay lảng sang nơi khác, anh ta có thể đang nói dối. Nếu anh ta bấm bút liên tục, vuốt tóc... anh ta đang cảm thấy không tự tin về khả năng của mình.

Phỏng vấn và tuyển dụng các nhân viên giỏi là thách thức với bất kỳ tổ chức nào. Vì thế, hãy lắng nghe các hành vi giao tiếp phi ngôn ngữ của ứng viên để biết được nhiều điều còn quan trọng hơn cả lời nói.

Other Post


11 Lời Khuyên Giúp Bạn Quản Lý Thời Gian Hiệu Quả
Monday, April 13, 2020
Bạn không chắc mình đã dành thời gian mỗi ngày vào những việc gì? Dưới đây là 11 lời khuyên giúp bạn sử dụng thời gian của mình sao cho hiệu quả.  
Just In Time (JIT) - Vừa Đúng Lúc
Thursday, April 23, 2020
Bài viết này mô tả khái niệm Vừa đúng lúc (Just in Time - JIT) bởi Kiichiro Toyoda và Taiicho Ohno một cách thực tế. Nếu bạn chưa biết thì Kiichiro Toyoda và Taiicho Ohno là hai doanh nhân và kỹ sư hàng đầu của hãng xe Toyota, hai ông được biết coi là cha đẻ của hệ thống sản xuất Toyota - còn được b...
Quản Trị Hiệu Suất: Những Điều Lầm Tưởng Và Sự Thật
Monday, April 27, 2020
Quản trị hiệu suất đang là một khái niệm mới, bao trùm một phạm vi kiến thức rất rộng và phức tạp. Nó là tiến trình mà nhà quản lý và nhân viên làm việc cùng nhau để xây dựng mục tiêu, lên kế hoạch, theo dõi giám sát và cuối cùng là đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu của nhân viên cũng như việc đón...
Việc Quản Lý Liệu Có Thực Sự Hiệu Quả?
Sunday, March 15, 2020
Trong bài viết này, HBR đặt câu hỏi: Các tổ chức có nhiều khả năng thành công hơn không, nếu họ áp dụng các phương thức quản lý tốt? Để đưa ra một giả thuyết có thể kiểm chứng cho cuộc nghiên cứu, họ đã khảo sát hàng ngàn tổ chức để xác định mức độ mà họ tuân thủ ba thực tiễn thường được coi là các ...
RemindWork - Quản lý công việc

RemindWork Là ứng dụng đa nền tảng (PC, Mobile) để phân công và quản lý công việc cho tổ chức nhiều cấp quản lý

  • Phân công việc
  • Quản lý và theo dõi
  • Cập nhật thông tin & báo cáo
  • Tuyệt mật mã hoá dữ liệu công việc với khoá riêng và nhiều hơn nữa

Quản lý công việc mọi lúc mọi nơi bằng ứng dụng RemindWork trên Android và iOS