Những Kỹ Năng Mềm Nào Giúp Bạn Thành Công Trong Công Việc?

KỸ NĂNG MỀM LÀ GÌ? 

Hãy bắt đầu với việc xem xét định nghĩa kỹ năng mềm. Điều gì tạo nên sự khác biệt giữa một kỹ năng cứng và một kỹ năng mềm? Trong môi trường làm việc, kỹ năng mềm là những đặc điểm tính cách và kỹ năng giao tiếp, đặc trưng cho cách hành xử với người khác. Về cơ bản, câu hỏi sẽ là bạn là kiểu người như thế nào chứ không phải bạn có kiến thức gì. Kỹ năng mềm thường là những giá trị vô hình và không liên quan đến chuyên môn.

Đôi khi chúng ta gọi đó là kỹ năng có thể chuyển đổi (transferable skills) hay kỹ năng cá nhân. Các kỹ năng mềm ít mang tính chuyên môn và không bắt nguồn từ một ngành nghề cụ thể, chúng hữu ích cho bất cứ ai, bất kể nghề gì. Chúng thường bị ảnh hưởng bởi tính cách con người và liên quan tới thái độ cũng như trực giác của bạn.

Bởi vì các kỹ năng mềm ít mang tính chuyên môn và thường gắn liền với đặc điểm cá nhân của bạn, vì thế để đạt được kỹ năng mềm khó hơn kỹ năng cứng rất nhiều. Thực sự không dễ dàng để hoàn thiện các kỹ năng mềm - bạn không thể trở thành chuyên gia kỹ năng mềm với cách thức bạn dùng để tích lũy những kỹ năng cứng được.

KỸ NĂNG CỨNG LÀ GÌ?

Mặt khác, các kỹ năng cứng là những kỹ năng cụ thể mà con người có thể làm chủ và học được. Chúng có thể được đo lường và xác định rõ ràng.

Ví dụ kỹ năng cứng có thể là kỹ năng đọc, kỹ năng nấu ăn, hay kế toán,... 

TẠI SAO BẠN CẦN QUAN TÂM ĐẾN KỸ NĂNG MỀM?

Các kỹ năng cứng, tất nhiên, rất quan trọng để bạn có thể làm tốt công việc được giao. Bạn không thể là một bác sĩ phẫu thuật tuyệt vời nếu bạn không biết cách sử dụng dao mổ và bạn không thể là một tài xế tốt nếu bạn không biết lái xe. Vậy kỹ năng mềm có ý nghĩa gì ở đây?

Các kỹ năng mềm nắm một vai trò quan trọng dẫn đến thành công trong công việc - bạn phải làm việc cùng mọi người, do vậy tính cách và cách hành xử của bạn đóng vai trò then chốt. Trên thực tế, có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các nhà tuyển dụng cực kỳ quan tâm đến kỹ năng mềm của nhân viên. Dưới đây là tóm tắt một số nghiên cứu và khảo sát cho thấy các nhà tuyển dụng quan tâm đến các kỹ năng mềm như thế nào:

  • Các nhà tuyển dụng thích các kỹ năng mềm hơn các kỹ năng chuyên môn, theo nghiên cứu của Hiệp hội Quản lý Nhân sự (The Society for Human Resource Management)
  • Phần lớn các công ty trong nghiên cứu của CareerBuilder.com nói kỹ năng mềm cũng quan trọng không kém so với những kỹ năng chuyên môn.
  • Hiệp hội Tâm lý Mỹ (The American Psychological Association) đã phát hiện ra rằng các “sếp” thường thích những ứng cử viên thân thiện hơn là những kẻ khoe mẽ. Về cơ bản, các ông chủ muốn tìm kiếm những người đã tích lũy được những kỹ năng mềm nhất định.
  • Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Giáo dục Kinh doanh (Journal of Education for Business) cho thấy các nhà quản lý đang chú ý nhiều hơn đến kỹ năng giao tiếp và phân tích, và cả hai kỹ năng đó đều là kỹ năng mềm.

Những nghiên cứu ở trên cho thấy khi tham gia vào thị trường lao động, người tuyển dụng sẽ không chỉ nhìn vào khả năng chuyên môn của bạn (trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc và các kiến thức chuyên môn) tuy nhiên điều quan trọng là phải giới thiệu được bạn là ai, bạn có tính cách gì.

Điểm mấu chốt ở đây là: tương tác giữa con người với nhau là bắt buộc trong tất cả mọi lĩnh vực. Bạn không thể tìm thấy một công việc nào không yêu cầu kỹ năng mềm. Do đó, điều quan trọng là phải hiểu được tầm quan trọng của kỹ năng mềm trong thị trường lao động hiện đại và cách để nâng cao kỹ năng mềm. 

5 KỸ NĂNG MỀM QUAN TRỌNG ĐƯA BẠN TỚI THÀNH CÔNG

Các nhà tuyển dụng chú ý nhiều hơn đến kỹ năng mềm trong thị trường lao động ngày nay. Nhưng khi nhà tuyển dụng đang tìm kiếm những ứng viên có kỹ năng mềm, họ không thấy có nhiều người đáp ứng được điều đó như họ nghĩ. Trong một cuộc khảo sát của LinkedIn, 59% trong số các nhà tuyển dụng cho rằng nhân viên gặp nhiều khó khăn để đạt được các kỹ năng mềm trong môi trường làm việc hiện đại. Nếu bạn có thể làm nổi bật những kỹ năng mềm của bản thân, bạn sẽ có lợi thế rất lớn khi tìm việc.

Vậy, kỹ năng mềm nào là quan trọng nhất? Bạn nên tập trung vào đâu? Dựa trên nghiên cứu của LinkedIn và một nghiên cứu khác được thực hiện bởi Monster.com, 5 kỹ năng mềm sau đây là những kỹ năng bạn nên tập trung phát triển.

1. Kĩ năng giao tiếp

Trong hầu hết các nghiên cứu về kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp được chỉ ra như là kỹ năng quan trọng nhất. Kỹ năng giao tiếp bao gồm cả kỹ năng nói và viết - khả năng của bạn thể hiện ở những thứ bạn viết ra và  những thứ bạn nói ra. Đây không phải là một phát hiện bất ngờ bởi kỹ năng giao tiếp rất phổ biến. Bạn không thể thực sự thành công trong cuộc sống nếu bạn không giỏi trong việc thể hiện và giải thích mọi thứ.

Đối với ứng viên ngày nay, khả năng giao tiếp là điều cần thiết để nâng cao cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp. Bạn cần có khả năng giao tiếp rõ ràng và lịch sự. Điều quan trọng là phải truyền tải thông điệp của bạn qua các cách sao cho mọi người có thể hiểu được.

Bạn phải tập trung vào kỹ năng nói và viết. Bạn có thể tìm thấy các mẹo giao tiếp tuyệt vời từ video trên YouTube dưới đây của Brian Tracy: 

Nhưng tập trung vào những kỹ năng giao tiếp bị động cũng rất quan trọng. Đó chính là nâng cao kỹ năng nghe của bạn - bạn cần phải biết cách lắng nghe mọi người nói thay vì chỉ chăm chăm đợi đến lượt của mình.

Hơn nữa, kỹ năng giao tiếp cũng bao gồm ngôn ngữ cơ thể. Ngôn ngữ cơ thể của bạn có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc mọi người có thể hiểu thông điệp của bạn đến đâu.

2. Kỹ năng tổ chức

Những nhà tuyển dụng cũng nhấn mạnh kỹ năng tổ chức và những điều tương tự như làm việc đúng giờ và có định hướng rõ ràng. Môi trường làm việc hiện đại là một nơi phức tạp và các nhân viên cần phải tập trung và làm việc hiệu quả trong bất cứ điều kiện nào. Bạn cần phải có khả năng chủ động và tập trung vào các nhiệm vụ mà không cần sự giám sát hay hướng dẫn thường xuyên.

Bản mô tả công việc trở nên phức tạp hơn và các nhà tuyển dụng muốn tìm nhân viên có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ. Các công ty đang hoạt động trong điều kiện thời gian và nguồn lực hạn chế - bạn cần phải thực hiện tốt ngay cả khi đang chịu áp lực.

Hơn nữa, các nhà tuyển dụng luôn thích sự đúng giờ. Không ai muốn thuê một người không tuân thủ thời gian biểu hay một người không thể quản lý thời gian hiệu quả.

3. Kỹ năng Teamwork

Tất nhiên, môi trường làm việc hiện đại không chỉ là việc bạn có thể làm việc dưới áp lực hay không. Môi trường làm việc ngày nay thường bao gồm nhiều nhân lực ở các thế hệ khác nhau, giới tính khác nhau và hoàn cảnh khác nhau nữa. Làm việc với những người khác và thể hiện sự tôn trọng là chìa khóa thành công trong môi trường công cở. Bạn phải lịch sự, thân thiện và tôn trọng thậm chí đối với cả những người mà bạn không ưng.

Ngay cả trong nhiều vị trí làm việc một mình, bạn vẫn phải có khả năng cho thấy mình đang làm việc vì lợi ích nhóm. Nhóm có thể là tổ chức lớn hơn hoặc khách hàng - bạn không thể chỉ nghĩ cho ban bản thân mình.

Bạn muốn trở thành một trong số những người làm việc vì lợi ích lớn và không ngần ngại giúp đỡ các thành viên trong team hoặc chiều lòng khách hàng. Những người có khả năng tư vấn và giúp đỡ người khác sẽ dễ dàng lọt vào mắt xanh của các sếp. Những người này sẽ chủ động đề nghị giúp đỡ nhân viên mới, hỗ trợ những người đang phấn đấu và là những người không bao giờ sợ chia sẻ kỹ năng và kiến ​​thức của mình.

4. Tư duy phản biện

Một số người cho rằng chúng ta đang sống trong một thế giới hậu-sự thật (hậu-sự thật là tính từ chỉ các tình huống mà ở đó những sự thật khách quan có ít ảnh hưởng đến việc hình thành quan điểm hơn là cảm xúc và tin tưởng cá nhân). Các nhà tuyển dụng đang tìm kiếm cho mình những nhân viên có kỹ năng tư duy tốt và họ muốn nhân viên của mình có thể nhìn thấy sự thật và tự nhận thức về bản thân mình.

Trong môi trường hiện đại ngày nay, thật đáng quý khi có một nhân viên có thể quan sát mọi thứ xung quanh và giải quyết vấn đề mà không cần ai nói cho họ biết phải làm gì. Đôi khi bạn phải là người lùi lại, đánh giá tình huống và sau đó đưa ra giải pháp phù hợp.

Bạn không sợ hành động nhưng bạn cũng phải có khả năng đưa ra những hành động đúng - bạn không thể làm việc dựa vào linh cảm mà không dựa trên kiến ​​thức gì cả. Bạn không nên vội vàng đưa ra quyết định, ngay cả khi bạn đang làm việc với một lịch trình dày đặc. Hít thở sâu và dành thời gian phân tích tình hình - điều đó sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề nhanh hơn trong thời gian dài. 

5. Khả năng thích nghi

Các cuộc điều tra cho thấy các nhà tuyển dụng đang tìm kiếm những nhân viên có thể thích nghi và linh hoạt trong công việc. Như đã đề cập ở trên, môi trường làm việc hiện đại  vô cùng phức tạp và nhiều thăng trầm. Nếu bạn không thể thích ứng với những thời điểm thay đổi, bạn sẽ không thể đi được đoạn đường dài. Những thứ như công nghệ liên tục thay đổi từ ngành vận tải taxi (ví dụ như Uber) đến dịch vụ ăn uống (ví dụ như hệ thống cửa hàng takeaway và công nghệ in 3D).

Bạn phải linh hoạt và bứt phá để có thể xoay xở tốt trong môi trường hiện đại. Nếu bạn sợ thay đổi và không thể thay đổi nỗi sợ đó, bạn sẽ không còn là thành viên có giá trị trong đội nữa. Cấp trên không có thời gian để lãng phí khi chờ đợi mọi người thích ứng với thời đại.

Sự linh hoạt này đồng nghĩa với việc bạn phải là một người sáng tạo. Bạn cần có khả năng suy nghĩ xa hơn (think outside the box) và nhìn thấy trước những gì đang xảy ra, trước khi nó sáng tỏ với tất cả mọi người. Nếu bạn là một nhân viên không chỉ  biết thích ứng và chấp nhận thay đổi mà còn là người tiên phong, bạn sẽ tìm thấy nhiều cơ hội trong môi trường làm việc hiện đại.

Điều quan trọng là phải luôn luôn khát khao hiểu rõ về ngành nghề mình làm. Bạn nên liên tục cố gắng nâng cao kỹ năng và phát triển tư duy bản thân. Nếu bạn làm được điều đó, thì bạn sẽ tự động trở nên linh hoạt và sáng tạo hơn - bạn sẽ hiểu rằng luôn có những giải pháp khác nhau, dẫn đến những kết quả khác nhau.

KỸ NĂNG MỀM CÓ THỂ GIÚP CHO CÔNG VIỆC CỦA BẠN ĐẠT ĐẾN TẦM CAO MỚI

Tầm quan trọng của kỹ năng mềm là rất lớn trong môi trường làm việc hiện tại. Nếu bạn muốn phát triển sự nghiệp hoặc muốn nhà tuyển dụng chú ý đến mình, bạn cần quan tâm đến các kỹ năng mềm của bản thân - bạn cần cho nhà tuyển dụng thấy bạn phù hợp với công ty này và những đặc điểm bạn có sẽ mang lại lợi ích cho cả nhóm.

Cũng giống như bạn muốn đảm bảo những kỹ năng chuyên môn của mình là những thứ nhà tuyển dụng cần, bạn cũng cần phải làm nổi bật kỹ năng mềm của bản thân. Những chi tiết nhỏ như khả năng giao tiếp và giải quyết vấn đề có thể cho bạn một ranh giới an toàn hơn những ứng cử viên khác rồi đó. Tất cả đều có khả năng viết code như nhau nhưng không phải ai cũng giỏi trong việc dẫn dắt team đi đến thành công- đó là lý do tại sao kỹ năng mềm lại quan trọng như vậy.

Hãy cùng chia sẻ quan điểm của bạn với các thành viên saga.vn nhé!

Other Post


Khi Công Ty Của Bạn Không Có Bộ Phận Nhân Sự
Friday, March 20, 2020
Không phải công ty nào cũng có bộ phận nhân sự, chắc chắn là như vậy. Giả dụ, công ty của bạn chỉ có khoảng 10 người, và mỗi nhân viên lại kiêm nhiệm nhiều vị trí khác nhau (như Kế toán và Nhân sự sẽ do một người phụ trách). Vậy, làm thế nào để quản lý nhân sự hiệu quả, tạo nên một đội ngũ vững mạnh...
Cơ bản về Chỉ số đo lường hiệu suất (KPI)
Monday, April 13, 2020
Chỉ số đo lường hiệu suất (KPI), hay còn gọi là chỉ số đo lường thành công (KSI) là một trong những cách giúp doanh nghiệp định hình và theo dõi quá trình tăng trưởng so với mục tiêu đã đề ra.
4 Yếu Tố Cần Thiết Để Trở Thành Một Ứng Viên "Six Sigma Belt" Tài Năng
Tuesday, May 5, 2020
Làm sao để xác định được một ứng viên tiềm năng cho chứng chỉ Six Sigma Đai xanh hay Đai đen (Belt = Đai) ? Đây là một câu hỏi khó và đã được đem ra thảo luận rất nhiều lần. Bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn một cái nhìn rõ nét hơn về những tố chất cần có khi tham gia thi chứng chỉ Six Sigma Đai ...
5 Vị Trí Nhân Sự Mà Mọi Doanh Nghiệp Cần Có
Wednesday, March 25, 2020
Xây dựng một doanh nghiệp thành công không phải câu chuyện của riêng ai. Trên thực tế, bạn sẽ chỉ tạo ra việc làm chứ không tạo lập doanh nghiệp nếu không có đội ngũ nhân sự của riêng mình. Trong bài viết dưới đây, Saga sẽ đề cử 5 vị trí bạn nên xem xét khi xây dựng cỗ máy nhân sự lý tưởng cho doanh...
RemindWork - Quản lý công việc

RemindWork Là ứng dụng đa nền tảng (PC, Mobile) để phân công và quản lý công việc cho tổ chức nhiều cấp quản lý

  • Phân công việc
  • Quản lý và theo dõi
  • Cập nhật thông tin & báo cáo
  • Tuyệt mật mã hoá dữ liệu công việc với khoá riêng và nhiều hơn nữa

Quản lý công việc mọi lúc mọi nơi bằng ứng dụng RemindWork trên Android và iOS