Đấu giá và các lưu ý khi mua cổ phiếu IPO

Đấu giá và các bước thực hiện đấu giá

Ipo là gì? Điều kiện và quy trình Ipo ở Việt Nam

Bước 1 – Chuẩn bị đấu giá là bước quan trọng giúp nhà đầu tư biết được mọi thông tin về công ty cũng như giá khởi điểm cổ phiếu thông qua tổ chức tư vấn và bảo lãnh. Thông tin về bản báo cáo tài chính, bản cáo bạch của doanh nghiệp được công bố tối thiểu 20 ngày trước ngày đấu giá.

Bước 2 – Thực hiện đấu giá: Là hoạt động tham gia đấu giá, bỏ phiếu của các nhà đầu tư cá nhân.

Bước 3 – Tổ chức đấu giá và xác định kết quả đấu giá

Kết quả đấu giá dựa theo nguyên tắc giá từ cao xuống thấp và tại mức giá thấp nhất nếu số lượng đấu giá cổ phiếu vượt quá số lượng còn lại thì số lượng cổ phiếu nhà đầu tư được mua sẽ được tính bằng cách:

Số cổ phần nhà đầu tư được mua = Số cổ phần còn lại x (Số cổ phần từng nhà đầu tư đăng ký mua/Tổng số cổ phần các nhà đầu tư đăng ký mua)

Cơ quan tổ chức đấu giá lập các biên bản liên quan đến buổi đấu giá gửi cho cơ quan quyết định cổ phần hóa, Ban chỉ đạo cổ phần hóa, doanh nghiệp và cơ quan tổ chức đấu giá. Công bố kết quả đấu giá cổ phần và thu tiền mua cổ phần.

Bước 4 – Xử lý các trường hợp vi phạm quy chế đấu giá

Việc xử lý các trường hợp vi phạm được thực hiện theo quy định của quy chế đấu giá.

Nhà đầu tư không được nhận tiền đặt cọc nếu vi phạm quy chế đấu giá.

Bước 5 – Xử lý đối với số cổ phần không bán hết trong đấu giá nếu có

Nếu sổ cổ phần nhà đầu tư từ chối mua nhỏ hơn 30% tổng số cổ phần chào bán thì Ban chỉ đạo cổ phần hóa thực hiện bán tiếp cho các nhà đầu tư đã tham dự đấu giá theo phương thức thỏa thuận với giá không thấp hơn giá đấu thành công bình quân của cuộc đấu giá.

Nếu số lượng cổ phần nhà đầu tư trúng thầu từ chối mua từ 30% tổng số cổ phần chào bán trở lên thì Ban chỉ đạo cổ phần hóa xem xét, quyết định tổ chức bán đấu giá tiếp số cổ phần từ chối mua (đấu giá lần 2). Giá khởi điểm trong trường hợp đấu giá lần 2 này không được thấp hơn giá đấu thành công thấp nhất.

 

Các lưu ý trước khi mua tham gia mua cổ phiếu IPO

Phát hành công khai lần đầu (IPO) là gì? Ưu điểm và hạn chế

Mặc dù tham gia vào IPO rất dễ dàng kiếm lợi nhuận, tuy nhiên trước khi tham gia các nhà đầu tư vẫn còn lưu ý một vài ý sau:

Tìm hiểu rõ bản cáo bạch của doanh nghiệp: Đây là bản báo cáo tóm tắt về tình hình sức khỏe cũng như tình hình hoạt động, tài chính của doanh nghiệp. Vì bản báo cáo do doanh nghiệp xây lên nên sẽ có những số liệu bị thao túng, cho nên nhà đầu tư càng phải đọc để biết được liệu doanh nghiệp có thực sự hấp dẫn hay không.

Nghiên cứu ngành doanh nghiệp đó: đây là bước quan trọng bởi dù doanh nghiệp có làm ăn tốt đến mấy nhưng ngành đó đang bị suy thoái và kém phát triển thì cũng khó có thể phát triển được.

Ưu tiên lựa chọn những công ty sử dụng định chế tư vấn bảo lãnh phát hành uy tín: để được IPO, các doanh nghiệp đòi hỏi phải có công ty tư vấn và bảo lãnh, do vậy với những công ty thuê định chế tư vấn uy tín, chất lượng sẽ càng hạn chế rủi ro hơn cho nhà đầu tư.

Và một vài lưu ý khác như:

  • Cổ phiếu IPO có thể chuyển nhượng
  • Cân nhắc trong việc mua cổ phiếu IPO của các công ty mới thành lập, chưa ổn định.
  • Hoàn tất quá trình đăng kí mua IPO trước khi thời hạn phát hành
  • Nhờ sự tư vấn của chuyên gia để hiểu rõ hơn về quy trình đấu giá và thông tin của công ty.

Other Post


Những Kỹ Năng Mềm Nào Giúp Bạn Thành Công Trong Công Việc?
Tuesday, April 21, 2020
Khi bạn nộp hồ sơ xin việc, bạn không nên chỉ tập trung vào những kỹ năng “cứng” để thể hiện rằng mình phù hợp với vị trí đó. Bạn cũng cần cho nhà tuyển dụng thấy thái độ và tính cách của bạn có phù hợp với văn hóa công ty hay không. Chính những kỹ năng mềm bạn tích lũy được sẽ giúp ích rất nhiều tr...
Tại Sao Người Quản Lý Luôn Đối Xử Với Nhân Viên Như Một Đứa Trẻ ? Khoa Học Giải Thích Ra Sao?
Sunday, March 15, 2020
Điều này làm cho bộ não của người lãnh đạo trở nên khiếp sợ hơn bất cứ thứ gì - và ngay lập tức đẩy bạn vào chế độ phụ huynh với nhân viên.
8 Cách Để Trở Thành Người Sếp Tốt Hơn (Và Vẫn Hoàn Thành Tốt Công Việc Của Mình)
Tuesday, April 14, 2020
Bạn đang giành phần lớn thời gian để giúp đỡ nhân viên, trong khi chỉ giành ít thời gian để hoàn thành công việc của mình? Dưới đây là một số lời khuyên có thể giúp bạn trở thành một người sếp tốt hơn mà không phải “hy sinh” hiệu suất làm việc của mình.
Làm Gì Để Duy Trì Và Phát Triển Thế Mạnh Nhân Sự?
Wednesday, March 25, 2020
Duy trì và xây dựng những bước tiến mới cho tổ chức không chỉ đòi hỏi sự cố gắng từ phía các lãnh đạo. Nguồn lực nhân tài dồi dào, sẵn sàng đối mặt với những khó khăn và thách thức từ thị trường luôn là một yếu tố quan trọng của những công ty hiệu quả cao.
RemindWork - Quản lý công việc

RemindWork Là ứng dụng đa nền tảng (PC, Mobile) để phân công và quản lý công việc cho tổ chức nhiều cấp quản lý

  • Phân công việc
  • Quản lý và theo dõi
  • Cập nhật thông tin & báo cáo
  • Tuyệt mật mã hoá dữ liệu công việc với khoá riêng và nhiều hơn nữa

Quản lý công việc mọi lúc mọi nơi bằng ứng dụng RemindWork trên Android và iOS