Đừng Biến Thế Mạnh Thành Điểm Yếu

Sự thật là những yếu điểm của chúng ta thường là hình ảnh phản chiếu của những điểm mạnh, và nếu nhấn mạnh quá vào những điểm mạnh có thể khiến chúng trở thành những thiếu sót, sai lầm, chẳng hạn như sự tự tin quá sẽ thành kiêu ngạo, hài hước quá sẽ trở thành sự mỉa mai và sự chuyên cần quá mức sẽ trở thành thói cầu toàn.

Dựa trên kết quả phỏng vấn 18.000 nhà lãnh đạo người Anh trong hơn 1 thập kỉ (1999 - 2009), các nhà nghiên cứu đã  chỉ ra các nhân tố điểm mạnh có thể biến thành khuyết điểm khi gặp phải áp lực bao gồm: khôn ngoan - đa nghi, lôi cuốn - quyến rũ, lanh lợi - giả tạo; và siêng năng - cầu toàn.

Điều thú vị là hầu hết các “mặt tối” lại phụ thuộc vào ý thức chấp hành nhiệm vụ, có nghĩa là mang tính nhân nhượng và thoái lui khi đối mặt với áp lực. Thêm vào đó, 1/4 các nhà lãnh đạo Anh cũng có xu hướng rút khỏi các tình huống khó khăn nan giải và trở nên thu mình.

Ý nghĩa của những phát hiện này rất quan trọng đối với các công ty đang phải đối mặt với sự bấp bênh của kỉ nguyên kinh tế mới. Ví dụ, một công ty có nhóm phó giám đốc điều hành hoàn toàn có ý thức chấp hành nhiệm vụ: điều gì xảy ra khi họ gặp khủng hoảng hoặc một có toàn quyền có thể khiến cho chiến lược của họ sai lầm? Nhìn chung họ có thể đối đầu với khủng hoảng hoặc thách thức lại vị tổng giám đốc điều hành kia, nhưng bản nghiên cứu lại chỉ ra rằng họ có xu hướng cùng nhau nhượng bộ. Phản ứng này được thể hiện tại ngân hàng Hoàng gia Scotland khi ngân hàng này phải đối mặt với áp lực khủng khiếp. Rõ ràng là, nhóm quản lý đã không kiên định đến cùng với chiến lược hoặc kêu gọi hành động của CEO.

Thường thì những nhà quản lý và lãnh đạo không ý thức được mặt trái của sự nhiệt tình (bạo lực), sự lôi cuốn (quyến rũ), và tập trung (sự lấn át tiêu cực), họ chỉ chú ý đến những mặt tích cực của những phẩm chất cá nhân và bỏ qua những tác động tiêu cực của chúng với mọi người xung quanh. Nếu họ vẫn không tiếp thu sự góp ý - hoặc văn hóa doanh nghiệp không hỗ trợ việc đóng góp ý kiến thì điều này sẽ ảnh hưởng tới  sự nghiệp và cả công ty của họ.

Vậy các cá nhân và tổ chức có thể làm gì để hạn chế việc điểm mạnh biến thành điểm yếu?

1. Tìm kiếm những điểm mạnh có tiềm năng biến chất” tại bước tuyển dụng

Đừng để bị đánh lừa bởi sự thể hiện nổi trội trong một lĩnh vực mà bỏ qua những thiếu sót trong những lĩnh vực khác. Những giám đốc nghiêm túc, chú trọng vào kết quả có thể rất đáng mơ ước nhưng những đặc điểm đó phải cân bằng với hiểu biết về việc làm thế nào để quản lý mọi người. Tương tự ghi nhận một sự thành công tại một công ty không có nghĩa thành công đó được đảm bảo tại một công ty có mô hình tổ chức văn hóa khác.

2. Đảm bảo rằng công việc được quản lý theo một cách bền vững

Rất nhiều doanh nghiệp ào ạt phát triển vượt khỏi năng lực thực sự, phớt lờ những hạn chế, thiếu sót và khuyết điểm cho đến khi họ rơi vào áp lực. Điều này có thể gây tổn hại lớn cho những cá nhân, nhóm làm việc và tổ chức.

3. Sử dụng bài kiểm tra tâm lý và ý kiến đánh giá để nâng cao nhận thức

Những nghiên cứu mang tính thường xuyên có ý kiến phản hồi giúp người giám đốc và ban cán bộ cấp cao (gồm cả tổng giám đốc điều hành) có thể chỉ ra, hiểu rõ và phân tích ảnh hưởng thực sự của những thiếu sót và sai lầm của họ.

4. Hiểu rằng từng thế hệ có những đặc điểm khác nhau

Ví dụ, nghiên cứu chỉ ra rằng thành viên của thế hệ Y hay phục tùng mệnh lệnh và có ý thức công việc hơn những thế hệ khác. Điều này khiến cho họ ngần ngại đưa ra quyết định hoặc thách thức tình hình thực tế. Thế hệ X thì có nhiều kĩ năng xã hội hơn nhưng lại có thể nông nổi, hời hợt nếu họ quá liều lĩnh.

LỜI KẾT

Bạn nghĩ gì về những mặt trái của các nhà lãnh đạo? Bạn có thêm chứng cứ nào hoặc kinh nghiệm gì về việc các điểm mạnh có thể trở thành điểm yếu không? Bạn có chia sẻ kinh nghiệm gì về những nhân tố làm chệch hướng - của chính bản thân bạn hoặc của người khác? Và bạn đã từng phát hiện cách thú vị nào để đảm bảo rằng thế mạnh không bị lạm dụng quá chưa?

Other Post


Tuyển Thêm Nhân Viên Mới: Tránh Xa Cách Chỉ Đạo Thảm Họa Với 6 Bước Sau
Sunday, March 15, 2020
Tuyển thêm nhân viên mới tại một công ty đang phát triển nhanh có thể giống như đào tạo một đội ngũ kỹ thuật mới khi giải đua xe Indianapolis 500 đang diễn ra
3 Bí Quyết Khích Lệ Nhân Viên Hiệu Quả (Phần II)
Wednesday, March 25, 2020
Phần đầu của bài viết đã giới thiệu với bạn đọc bí quyết khích lệ nhân viên của ông vua thép Andrew Carnegie. Phàn tiếp nối dưới đây sẽ chia sẻ câu chuyện về cách khích lệ nhân viên qua chương trình "Câu lạc bộ siêu sao" và vấn đề lương thưởng.
SHRM: Mô Hình Quản Lý Chiến Lược Nguồn Nhân Lực
Friday, March 20, 2020
Có thể nói chính con người tạo ra sự khác biệt giữa các doanh nghiệp. Tuy vậy, nếu chỉ chú trọng tới phát triển nhân lực mà không gắn kết nó với những nguyên tắc và mục tiêu chung của doanh nghiệp thì mọi sự cố gắng nhằm phát huy hiệu quả hoạt động của người lao động sẽ trở nên lãng phí vô ích.
Đấu giá và các lưu ý khi mua cổ phiếu IPO
Tuesday, September 7, 2021
Bước 1 – Chuẩn bị đấu giá là bước quan trọng giúp nhà đầu tư biết được mọi thông tin về công ty cũng như giá khởi điểm cổ phiếu thông qua tổ chức tư vấn và bảo lãnh. Thông tin về bản báo cáo tài chính, bản cáo bạch của doanh nghiệp được công bố tối thiểu 20 ngày trước ngày đấu giá.
RemindWork - Quản lý công việc

RemindWork Là ứng dụng đa nền tảng (PC, Mobile) để phân công và quản lý công việc cho tổ chức nhiều cấp quản lý

  • Phân công việc
  • Quản lý và theo dõi
  • Cập nhật thông tin & báo cáo
  • Tuyệt mật mã hoá dữ liệu công việc với khoá riêng và nhiều hơn nữa

Quản lý công việc mọi lúc mọi nơi bằng ứng dụng RemindWork trên Android và iOS