Học Cách Đối Mặt Với Sự Bấp Bênh Nghề Nghiệp

Trong cuộc đời, ban có thể quen những người cả đời chỉ làm một vài, hay có khi duy nhất một công việc. Trong trường hợp này, nếu những người này không làm cho chính phủ, thì phần lớn họ sẽ là người trên 50 tuổi, trưởng thành vào giai đoạn mà chỉ cần sự trung thành với công ty và sự tận tụy trong công việc không thôi cũng đủ cho họ một công việc ổn định và khoản lương hưu đủ sống. Họ có thể đã dành 20 hay 30 năm làm việc cho một tổ chức duy nhất, chưa từng dám từ bỏ công việc hiện tại để đi tìm công việc khác tốt hơn, và chưa bao giờ phải lo sợ bị cho thôi việc.

Tuy nhiên, ngày nay, thế giới đã hoàn toàn thay đổi. Kết quả cùa sự toàn cầu hóa, trào lưu thuê nhân công bên ngoài (outsourcing), lao động theo giao khoán (contracting), cắt giảm quy mô nhân sự (downsizing), suy thoái kinh tế và thậm chí là thảm họa thiên nhiên đã khiến cho khái niệm “đảm bảo công việc” dường như đã trôi vào dĩ vãng. Trong những năm gần đây, phần lớn lao động đều đã nắm giữ hơn 10 vị trí công việc trước khi họ nghỉ hưu. Đi kèm với xu thế này là sự bấp bênh trong công việc, một điều gần như đến một lúc nào đó ai cũng phải đối mặt, và việc học cách đối mặt với nó là tối quan trọng để bạn luôn sống cuộc sống thoải mái và không bị căng thẳng. Vậy, làm thế nào để giải quyết sự không chắc chắn này?

Đầu tiên, hãy học cách đối mặt với áp lực và căng thẳng tinh thần. Bạn nên thấy là không phải ai cũng có phản ứng giống nhau về sự bấp bênh trong công việc. Đời sống cá nhân, tinh thần “xê dịch” và tình hình tài chính của mỗi người là hoàn toàn khác nhau, chính vì thế mà bạn cần học cách điều chỉnh cảm xúc và phản ứng theo cách của riêng mình.

Tiếp theo, bạn luôn phải có sự chuẩn bị. Không ai có thể dự đoán trước được tương lai, vậy nên sự chuẩn bị trước sẽ giúp bạn giảm thiểu lo lắng, vì bạn sẽ biết rằng bạn đã làm tất cả những gì có thể. Chúng tôi sẽ chỉ cho bạn những điều bạn có thể làm để đối phó với cảm giác bấp bênh trong công việc.

1. Đốn hạ Stress

Việc sống trong cảm giác bấp bênh kéo dài có thể gây căng thẳng tột độ. Các nghiên cứu cho thấy việc sống với cảm giác bấp bênh trong công việc – còn được hiểu là nỗi sợ mất việc – có thể gây hại cho sức khỏe hơn cả việc bạn mất việc thật. Trong tình huống này, việc giữ một thái độ tích cực có thể tạo ra khác biệt đáng kể! Nếu bạn thấy căng thẳng về sự nghiệp, hãy thử làm theo những mẹo sau:

  • Luôn ghi nhớ câu nói: “Khi một cánh cửa đóng lại, cánh cửa khác sẽ mở ra”. Sống trong bất an có thể không hề dễ chịu, nhưng bạn có thể kiểm soát cách nhìn của bạn về nó. Hãy coi điều này như một cuộc phiêu lưu, một cơ hội để làm thử một điều mới mẻ.
  • Trong trường hợp bị cho thôi việc, nếu bạn là một nhân viên tốt sở hữu các kỹ năng có ích, bạn sẽ trở nên có giá hơn với nhà tuyển dụng tương lai. Vậy nên viêc luôn trau dồi các kỹ năng liên quan đến nghề nghiệp là vô cùng quan trọng.
  • Trong thị trường việc làm ngày nay, các kỹ năng chuyên môn bạn cần đến có thể thay đổi nhanh chóng. Vì vậy, hãy đồng thời phát triển các kỹ năng không chuyên. Nếu sự thiếu đảm bảo trong công việc của bạn là do các kỹ năng chuyên môn bạn sở hữu ngày càng trở nên lỗi thời, hãy suy nghĩ một cách đột phá. Bạn có thể làm được gì nữa – và làm thể nào để chứng tỏ bạn có khả năng học hỏi một công việc ở lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ. Hãy nhìn lại những thành tích chứng tỏ khả năng thích nghi, kỹ năng tổ chức (quản lý thời gian, quản trị nhóm, kỹ năng lãnh đạo), và khả năng tương tác với mọi người của bạn.  
  • Căng thẳng có thể xuất phát từ việc bạn cảm thấy mình không thể kiểm soát tình hình. Hãy nhớ rằng, bạn LUÔN LUÔN nắm quyền kiểm soát. Đây là cuộc đời bạn, và thay đổi hoàn toàn nằm trong khả năng của bạn. Nếu sợ rằng mình có thể bị giảphòng banm biên chế, hãy nắm lấy quyền kiểm soát và hành động. Hãy tìm cơ hội thuyên chuyển ngay trong công ty, đến một  hay thậm chí một chi nhánh khác Hãy tìm hiểu về các phòng ban khác; có thể kỹ năng bạn có sẽ giúp bạn có một công việc hoàn toàn khác trong công ty. Hãy CHỦ ĐỘNG thay vì BỊ ĐỘNG.
  • Nếu bạn là thành viên trong nhóm (hay bạn là lãnh đạo nhóm), hãy để các thành viên nói lên nỗi sợ hãi của họ. Chia sẻ và bày tỏ những nỗi bất an có vai trò quan trọng, nhưng đừng để những nỗi sợ này đè nặng lên nhóm. Điều này có thể gây ra tiêu cực và làm giảm nhuệ khí của nhóm. Vậy nên hãy tổ chức những cuộc trò chuyện mở, nhưng chú trọng vào những gì bạn có thể làm để tiến lên và đương đầu với khó khăn.

2. Chứng tỏ giá trị bản thân

Nếu bạn là sếp, và bạn bắt buộc phải sa thải một nhân viên, bạn sẽ: đuổi người hay bỏ về ngay khi hết giờ làm việc và lúc nào cũng phàn nàn, hay người luôn sẵn sàng làm thêm việc và có những phát biểu tích cực? Nếu cảm thấy không tự tin về vị trí ở nơi làm, hãy chắc chắn bạn có giá trị trong công ty. Bạn sẽ phải làm hơn mức tối thiểu nếu bạn muốn giữ việc.

Luôn sẵn sàng ở lại quá giờ để hoàn thành kế hoạch. Giúp đỡ thành viên đang không theo được tiến độ. Hãy chứng tỏ với sếp rằng bạn yêu công việc của bạn và bạn sẽ làm tất cả để giúp công ty thành công. Sự tận tâm này sẽ làm bạn khác biệt với những người còn lại.

3. Bắt kịp thời đại

Cập nhật các kĩ năng mới là điều tối quan trọng nếu bạn muốn trở nên có giá trị trong công ty. Hãy cố gắng tìm hiểu các loại bằng cấp chuyên môn và theo kịp xu thế trong ngành. Tham gia các lớp học bên ngoài và đọc các ấn phẩm (tạp chí, báo điện tử, v.v) để biết được điều gì đang diễn ra trong ngành.

Ngoài ra, hãy tính đến việc đi học những cái có lợi cho vị trí của bạn trong công ty. Những kỹ năng như quản lý thời gian hiệu quả, phương pháp lãnh đạo, và tổ chức văn phòng có ích với bạn ở bất cứ đâu – không quan trọng việc bạn đang làm là gì.

4. "Nổ" về bản thân

Nhiều người trốn tránh nói về những thành công của họ vì họ không muốn “nổ” về bản thân mình. Tuy vậy hãy nghĩ thế này: sếp của bạn có thể không biết bạn tuyệt vời đến mức nào, hay những gì bạn có thể làm được, nếu bạn không chia sẻ với họ. Khi chia sẻ về những gì mình đã đạt được, bạn cũng đồng thời cho họ biết về giá trị của bạn.

5. Cập nhật CV

Đây là một điều thông minh mà tất cả mọi người đều nên làm, không chỉ dành cho những người đang kiếm việc (hoặc sợ là họ sẽ phải đi kiếm việc khác sớm) thôi đâu.

Khi CV được cập nhật thường xuyên, bạn sẽ luôn sẵn sàng xin việc bất cứ lúc nào – ngay cả khi đó là một vị trí trong công ty bạn. Bạn sẽ không phải cuống sửa lại lý lịch (và có nguy cơ mắc lỗi), và bạn có thể chắc rằng phần trình bày của mình là tốt nhất có thể. Nếu lần lữa đến sát nút, bạn có thể quên mất một vài dấu mốc/ thành tích có thể quyết định thành bại trong quá trình xin việc của bạn.

6. Tiết kiệm tiền

Không gì áp lực hơn là việc suy tính mình sẽ trang trải cuộc sống ra sao nếu bỗng dung mất việc. Chỉ riêng điều này đã có thể thuyết phục người ta chấp nhận lời mời làm công việc đầu tiên nhận được, cho dù đó không phải là một lựa chọn phù hợp. Hãy để dành một khoản tiền đủ sống trong ít nhất 3 đến 6 tháng – nó sẽ giúp bạn có đủ thời gian đi tìm cơ hội tốt nhất, ngay cả khi bạn bị cho thôi việc. Khoản tiền này cũng là nguồn dự trữ giúp bạn tìm việc ngoài ngành bạn làm, nếu ngành này đang cạn kiệt công việc. Điều này sẽ giúp bạn biến tình huống xấu thành cơ hội đánh giá lại nghề nghiệp hiện tại, và giúp bạn khởi hành trên một con đường mới hơn, lý thú hơn.

Điểm lại ý chính

Trong thế giới kinh doanh ngày nay, sống với sự bấp bênh nghề nghiệp là một thực tế với nhiều người. Nhưng điều này không nhất thiết phải tạo thành căng thẳng và tiêu cực cho bạn. Hãy luôn chuẩn bị cho sự thay đổi. Nắm quyền kiểm soát bằng cách đảm bảo rằng công ty bạn biết bạn giỏi đến đâu, và đầu tư thời gian vào việc cập nhập các kỹ năng của bạn. Và hãy tiết kiệm tiền, để bạn không phải lo nghĩ về việc trang trải cuộc sống nếu bạn mất việc.

Nếu bạn bị sa thải, luôn nhớ rằng thế giới có vô vàn cơ hội. Thay đổi cách suy nghĩ có thể giảm thiểu đáng kể căng thẳng cho bạn. Hãy nhìn vào sự thay đổi này như là một cuộc phiêu lưu và là cơ hội để làm thử một điều mới mẻ. Tập trung vào những thứ tích cực, đừng phí sức vào những phỏng đoán hay nghi ngờ. Hãy nhớ rằng, chính bạn kiến tạo nên cuộc sống của bạn!

Other Post


Chuẩn hóa công việc trong Lean Manufacturing
Sunday, February 2, 2020
Chuẩn hóa công việc là một trong những công cụ quan trọng của Lean, giúp doanh nghiệp thành công trong việc cải tiến, nâng cao năng suất chất lượng.
Cách mạng công nghiệp 4.0 (lần thứ tư)
Tuesday, January 28, 2020
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là cuộc cách mạng của công nghệ. Các doanh nghiệp sử dụng tối đa công nghệ vào doanh nghiệp sẽ dễ dàng nhận thấy sự hoạt động của doanh nghiệp trở nên logic hơn, các thông tin số liệu nắm bắt chính xác hơn và hơn hết nó giúp cho doanh nghiệp khắc phục được nhiều rủi ro...
Sơ Lược về 3 Học Thuyết Quản Trị Nhân Lực: X, Y, Z (Phần I)
Wednesday, March 25, 2020
Các học thuyết về Quản trị nhân lực đã sớm hình thành ở phương Đông, trong đó có thể kể tới “Đức trị” của Khổng Tử và “Pháp trị” của Hàn Phi Tử. Bên cạnh đó, không thể không nhắc đến những học thuyết kinh điển về quản trị nhận lực của Phương Tây. Đơn cử là học thuyết X và Y được Douglas Mc Gregor tổ...
Khai thác và chế biến dầu khí
Tuesday, February 18, 2020
Khai thác dầu khí là lĩnh vực khoa học kỹ thuật chuyên sâu và khó, đòi hỏi các kiến thức tổng hợp của nhiều chuyên ngành khoa học
RemindWork - Quản lý công việc

RemindWork Là ứng dụng đa nền tảng (PC, Mobile) để phân công và quản lý công việc cho tổ chức nhiều cấp quản lý

  • Phân công việc
  • Quản lý và theo dõi
  • Cập nhật thông tin & báo cáo
  • Tuyệt mật mã hoá dữ liệu công việc với khoá riêng và nhiều hơn nữa

Quản lý công việc mọi lúc mọi nơi bằng ứng dụng RemindWork trên Android và iOS