Làm Cách Nào Để Khích Lệ Đội Ngũ Nhân Viên Bán Hàng?

Một trong những cách làm khá hiệu quả để động viên các nhân viên bán hàng là thực hiện một chương trình khích lệ họ. Tuy nhiên, việc thiết kế một chương trình khích lệ nhân viên không đơn giản như việc xác định các chỉ tiêu. Thông thường, khi các nhân viên bán hàng đạt được các chỉ tiêu đã đề ra, họ sẽ nhận được phần thưởng bằng tiền, nhưng tiền chưa chắc là mối quan tâm hàng đầu của chính họ. Vì vậy, ngoài yếu tố vật chất, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu xem các nhân viên bán hàng mong muốn đạt được điều gì khác (chẳng hạn họ có thể muốn trở thành người bán hàng có doanh số cao nhất hay phá kỷ lục bán hàng cá nhân) để từ đó xây dựng một chương trình khích lệ phù hợp.

Một chương trình khích lệ nhân viên tốt phải hội đủ ba yếu tố: hiểu được, đánh giá được và thực hiện được. Nếu không hội đủ ba yếu tố này, chương trình khích lệ đó rất có thể sẽ phản tác dụng. Chủ doanh nghiệp hay giám đốc bán hàng phải là người có trách nhiệm làm rõ các điều kiện của chương trình khích lệ, thể hiện rõ bằng văn bản và thông báo đến tất cả các nhân viên bán hàng. Nên tổ chức một cuộc họp để thông báo, giải thích với tất cả các nhân viên bán hàng về nội dung chương trình này.

Tiếp theo, doanh nghiệp chỉ nên thưởng cho những nhân viên bán hàng đạt được những thành tích có thể đánh giá được. Nếu lấy lợi nhuận làm chỉ tiêu để đánh giá, nên sử dụng tổng lợi nhuận thay vì lợi nhuận ròng.

Việc xác định hình thức khen thưởng nên gắn liền với các chỉ tiêu kinh doanh. Các nhân viên bán hàng hoàn thành các chỉ tiêu cao hơn sẽ nhận được phần thưởng nhiều hơn, chẳng hạn một chuyến du lịch bảy ngày dành cho cả gia đình gồm bốn thành viên. Những phần thưởng nhỏ hơn có thể là vé xem phim hay xem các trận thi đấu thể thao, tăng số ngày nghỉ phép, phiếu dùng bữa miễn phí ở một nhà hàng sang trọng. Tốt nhất, doanh nghiệp nên tiến hành khảo sát để tìm hiểu các mối quan tâm, sở thích cá nhân của các nhân viên bán hàng để thiết kế những phần thưởng có tính sáng tạo và đáp ứng được nguyện vọng của họ.

Ngoài việc xây dựng một chương trình khích lệ, các doanh nghiệp có thể áp dụng một số cách sau đây để động viên đội ngũ bán hàng.

1. TRẢ LƯƠNG CƠ BẢN NGOÀI TIỀN HOA HỒNG.

Nếu chỉ áp dụng hình thức trả hoa hồng dựa trên doanh số bán ra mà không có một mức lương cơ bản tối thiểu, doanh nghiệp sẽ khiến cho các nhân viên bán hàng bị căng thẳng và tỷ lệ nhân viên nghỉ việc có thể sẽ tăng cao. Khi trả cho các nhân viên bán hàng một mức lương cơ bản ngoài tiền hoa hồng, doanh nghiệp sẽ có thể giữ chân được những nhân viên bán hàng giỏi nhất.

2. CUNG CẤP NHỮNG PHÚC LỢI CẠNH TRANH.

Hãy khiến cho các nhân viên bán hàng cảm thấy rằng doanh nghiệp luôn hỗ trợ họ và đánh giá cao mọi nỗ lực của họ. Có thể làm điều này bằng cách tạo ra cho họ một gói phúc lợi cạnh tranh, bao gồm bảo hiểm y tế, kế hoạch nghỉ hưu, những kỳ nghỉ phép hoặc nghỉ ốm dài hơn bình thường.

3. CUNG CẤP NHỮNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THÍCH HỢP.

Đầu tư cho sự phát triển nghề nghiệp chuyên môn của các nhân viên bán hàng cũng chính là đầu tư cho sự phát triển của doanh nghiệp. Nên cung cấp cho các nhân viên bán hàng các chương trình đào tạo thích hợp và khuyến khích họ tham gia các cuộc triển lãm, các hội thảo.

4. ĐẶT RA NHỮNG MỤC TIÊU CÓ THỂ THỰC HIỆN ĐƯỢC.

Những mục tiêu cụ thể có thể thực hiện được cũng là một nguồn động viên đối với các nhân viên và đưa họ đến thành công.

5. DUY TRÌ MỘT CHÍNH SÁCH MỞ CỬA.

Nếu các nhân viên bán hàng không dễ dàng trình bày những khó khăn của mình cho cấp trên, thì những khó khăn đó sẽ ngày càng trở nên trầm trọng hơn và sẽ làm suy giảm tinh thần làm việc của nhóm hay thậm chí lan ra toàn tổ chức. Vì vậy, các giám đốc bán hàng cần phải luôn luôn lắng nghe, chia sẻ với các nhân viên bán hàng những mối quan tâm, bức xúc của họ và đưa ra những phản hồi có tính xây dựng.

Other Post


Bốn cách dễ dàng để nâng cao tinh thần làm việc của nhân viên
Friday, April 17, 2020
Nghiên cứu mới nhất đã cho thấy các nhân viên "tận tâm" sẽ hoàn thành lượng công việc nhiều hơn so với những người không yêu thích công việc.
Thế nào là Total Productive Maintenance (TPM)?
Tuesday, February 4, 2020
Có thể ví TPM như bác sĩ của thiết bị, máy móc. Total Productive Maintenance (TPM) là một chương trình bảo trì bao gồm nhiều định nghĩa mới cho quá trình bảo dưỡng thiết bị. Mục tiêu của chương trình là tăng năng lực sản xuất, đồng thời tăng kiến thức, kỹ năng và sự hài lòng trong công việc của nhân...
8 Thách Thức Hàng Đầu Đối Với Các Nhà Sản Xuất Nhỏ Và Vấn Đề Quản Lý Thời Gian
Tuesday, April 14, 2020
Các công ty sản xuất vừa và nhỏ thường gặp phải nhiều vấn đề, trong số đó có rất nhiều vấn đề rơi vào một trong tám loại được đề cập đến trong bài viết này. Các công ty này đang hết sức cố gắng để đối phó với chúng, thậm chí là với tất cả những vấn đề nhức nhối này cùng một lúc. Chúng tôi thường thấ...
10 Ứng Dụng Nâng Cao Sự Tập Trung Khi Sử Dụng Máy Tính
Tuesday, April 14, 2020
Một nghiên cứu gần đây về sự hạnh phúc chỉ ra rằng càng có nhiều suy nghĩ vấn vơ, chúng ta càng ít cảm thấy hạnh phúc. Tổng hợp nghiên cứu này, tờ New York Times viết: "Dù mọi người đang làm gì, cho dù là đọc sách hoặc đi mua sắm, họ có xu hướng hạnh phúc hơn khi tập trung vào hoạt động đó thay vì n...
RemindWork - Quản lý công việc

RemindWork Là ứng dụng đa nền tảng (PC, Mobile) để phân công và quản lý công việc cho tổ chức nhiều cấp quản lý

  • Phân công việc
  • Quản lý và theo dõi
  • Cập nhật thông tin & báo cáo
  • Tuyệt mật mã hoá dữ liệu công việc với khoá riêng và nhiều hơn nữa

Quản lý công việc mọi lúc mọi nơi bằng ứng dụng RemindWork trên Android và iOS