Những Đội Ngũ Sáng Tạo Nhất Đều Có Tính Đa Dạng Văn Hoá Riêng Biệt

Theo nghiên cứu của tôi, gần đây được công bố trong tạp chí Organization Science, cho thấy rằng “giao thoa văn hóa” là một yếu tố quan trọng cho phép các nhóm đa văn hóa vừa tận dụng được lợi thế của sự đa dạng đó, vừa giảm thiểu những hạn chế có thể mắc phải. Tôi định nghĩa “giao thoa văn hóa” là hành động tạo điều kiện cho sự tương tác giữa các nền văn hóa khác nhau. Trong hai nghiên cứu - một nghiên cứu lưu trữ hơn 2.000 nhóm đa văn hóa và một thí nghiệm liên quan đến 83 nhóm đa văn hóa ở các tổ hợp văn hóa khác nhau - tôi nhận thấy rằng các nhóm sáng tạo hơn rõ rệt khi họ có một hoặc nhiều thành viên hoạt động như một nhà “giao thoa văn hóa”.

Vậy, những nhà “giao thoa văn hóa” này là ai? Họ là những thành viên trong nhóm với vốn kinh nghiệm về đa văn hóa nhiều hơn tương đối so với những người khác, do vậy họ trở thành cầu nối giữa các đồng đội đến từ những nền văn hoá khác nhau trong nhóm. Những nhà giao thoa này được chia ra làm hai kiểu. Đầu tiên, họ có thể có những kinh nghiệm đa văn hóa để có thể là cầu nối liên kết trực tiếp các nền văn hóa trong nhóm lại với nhau. Ví dụ, trong một nhóm mà hầu hết đều là người Ấn Độ và Mỹ, một nhà giao thoa văn hóa có thể là một người có kinh nghiệm về cả hai nền văn hóa Ấn Độ và Mỹ. Tôi gọi những cá nhân đó là những người “nằm trong vùng” văn hóa (cultural insiders). Kiểu người giao thoa văn hóa thứ hai là một người có kinh nghiệm trong hai hoặc nhiều nền văn hóa không hiện diện trong nhóm - như là, Úc và Hàn Quốc. Tôi gọi những người như vậy là “nằm ngoài vùng” văn hóa (cultural outsiders).

Tôi thấy rằng cả những người ”nằm trong vùng” và “nằm ngoài vùng” văn hóa đều dựa trên những nền tảng văn hóa riêng biệt mà có liên quan đến nhóm của họ, để tham gia vào các loại hình “giao thoa văn hóa” khác nhau. Trong nghiên cứu thực nghiệm, những người “nằm trong vùng” văn hóa đã sử dụng kiến ​​thức kép của họ về các nền văn hóa khác trong nhóm để tích hợp thông tin và ý tưởng từ những nền văn hóa đó. Nói cách khác, họ thường đề xuất ý tưởng kết hợp các yếu tố của cả hai nền văn hóa. Trong khi đó, những người nằm bên ngoài vùng văn hóa ấy đã xem vị trí của họ như một bên thứ ba trung lập, để khám phá thông tin và ý tưởng từ các nền văn hóa hiện diện trong nhóm. Tức là, họ có xu hướng đặt các câu hỏi cho những thành viên khác trong nhóm, và mời họ chia sẻ kiến ​​thức văn hóa có liên quan. Cả hai loại giao thoa văn hóa đều giúp gia tăng tính sáng tạo ở cấp độ nhóm.

Điều này có ý nghĩa gì đối với các tổ chức?

Đầu tiên và quan trọng nhất, nghiên cứu này cho thấy rằng chỉ đơn giản tập hợp mọi người từ các nền văn hóa khác nhau, và mong đợi họ tạo ra những kết quả sáng tạo là không đủ. Để các nhóm phát huy hết tiềm năng sáng tạo của mình, điều quan trọng là phải có ít nhất một người đa văn hóa “nằm vùng” hoặc “nằm ngoài vùng” văn hóa trong nhóm. Loại nhà môi giới thứ hai, tôi nghĩ rằng sẽ có thể ít phổ biến hơn trong các tổ chức, bởi vì nhiều người nhầm tưởng rằng chỉ những người có đủ các kiến ​​thức văn hóa cụ thể mới có thể ở các vị trí tạo điều kiện cho các tương tác đa văn hóa. Tuy nhiên trong thực tế, người nằm ngoài văn hóa cũng có hiệu quả như người nằm trong trong việc tăng cường sự sáng tạo của nhóm. Đây là tin tức đặc biệt tốt cho các nhóm cực kì đa dạng văn hoá, nơi mà có thể một người “nằm vùng” văn hóa sẽ không có mặt.

Đồng thời, điều này không có nghĩa là bạn chỉ cần chỉ định một người nào đó làm nhà giao thoa văn hóa và thế là xong. Một bổ nhiệm chính thức không đảm bảo rằng người đó sẽ làm việc hiệu quả; mà thay vào đó, các tổ chức nên quan tâm để tạo điều kiện cho phép sự giao thoa văn hóa diễn ra. Hãy nhớ rằng, là một nhà giao thoa đòi hỏi phải có những nỗ lực nhận thức và cảm xúc đáng kể. Vì điều này, giao thoa văn hóa hiệu quả có nhiều khả năng xuất hiện trong các nhóm với mức độ an toàn tâm lý cao. Nó cũng đòi hỏi sự đồng ý và tham gia tích cực từ toàn bộ nhóm và có nhiều khả năng sẽ xuất hiện nhiều nhóm xem sự đa dạng như một nguồn tài nguyên và một nguồn để học hỏi.

Hợp tác trong các nhóm đa văn hóa là một nỗ lực đòi hỏi nhiều công sức và bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau. Trong khi loại công việc này có thể là thử thách thì nghiên cứu của tôi cho thấy rằng việc hiểu biết vai trò của giao thoa văn hóa cung cấp một lợi thế quan trọng trong việc nhận ra tiềm năng sáng tạo của các nhóm đa dạng văn hóa này.

 

NGUỒN : THEO SAGA.VN

Other Post


Những Đội Ngũ Sáng Tạo Nhất Đều Có Tính Đa Dạng Văn Hoá Riêng Biệt
Friday, March 20, 2020
Theo như nghiên cứu, ngày nay các nhóm có sự đa dạng về văn hóa có thể giúp đem lại kết quả làm việc tốt hơn cho các tổ chức. Đây là một điểm vô cùng tốt: Các nhóm đa dạng văn hoá có tiềm năng sáng tạo hơn nhờ sự đa dạng của thông tin, ý tưởng và góc nhìn, quan điểm mà các thành viên có thể đưa ra k...
Quản Lý Thời Gian Đối Với Các Nhà Lãnh Đạo
Monday, April 13, 2020
Quản lý thời gian hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hoàn thành các nhiệm vụ của doanh nghiệp cũng như tránh lãng phí các tài sản có giá trị của tổ chức đó. 
Làm Gì Để Duy Trì Và Phát Triển Thế Mạnh Nhân Sự?
Wednesday, March 25, 2020
Duy trì và xây dựng những bước tiến mới cho tổ chức không chỉ đòi hỏi sự cố gắng từ phía các lãnh đạo. Nguồn lực nhân tài dồi dào, sẵn sàng đối mặt với những khó khăn và thách thức từ thị trường luôn là một yếu tố quan trọng của những công ty hiệu quả cao.
Giới thiệu Remindwork
Tuesday, February 25, 2020
Giới thiệu về sản phẩm quản lý công việc hiệu quả: Remindwork - Không trễ hạn
RemindWork - Quản lý công việc

RemindWork Là ứng dụng đa nền tảng (PC, Mobile) để phân công và quản lý công việc cho tổ chức nhiều cấp quản lý

  • Phân công việc
  • Quản lý và theo dõi
  • Cập nhật thông tin & báo cáo
  • Tuyệt mật mã hoá dữ liệu công việc với khoá riêng và nhiều hơn nữa

Quản lý công việc mọi lúc mọi nơi bằng ứng dụng RemindWork trên Android và iOS