Ảnh Hưởng Của Tái Cơ Cấu Đến Cấu Trúc Nhân Sự Của Tổ Chức

Các nhà lãnh đạo luôn mong muốn công ty phải phát triển, và đê phát triển thì phải thay đổi, nhất là trong bối cảnh hội nhập với biết bao biến động. Còn nhân viên làm thuê, có ai lại không ái ngại khi công ty cứ liên tục “xây” rồi “đập” các mô hình quản lý của mình. Mỗi lần xây/ đập đều gây nên những sự thay đổi lớn, thậm chí là xáo trộn nhân sự, đặc biệt là nhân sự cấp cao dù rằng về bản chất, tái cơ cấu tổ chức không liên quan gì đến tái cấu trúc con người.

TẠI SAO TÁI CƠ CẤU TỔ CHỨC LẠI GÂY XÁO TRỘN NHÂN SỰ?

Hầu hết doanh nghiệp Việt Nam thực hiện việc tái cơ cấu hết sức vội vã, thiếu hoạch định và sự chuẩn bị. Hậu quả là cơ cấu tổ chức mới được xây lên lại được lắp vào bằng những con người cũ. Hai hệ thống này không ăn khớp được với nhau. Mô hình tổ chức hiện đại, trong khi con người vẫn chưa kịp thay đổi.

CẦN LÀM GÌ ĐỂ TIẾN HÀNH TÁI CƠ CẤU NHƯNG KHÔNG XÁO TRỘN NHÂN SỰ?

Nhiều người, nhất là các cấp quản lý không thích ứng nổi lần lượt ra đi. Hệ thống ấy sập. Cách nào để tái cơ cấu nhưng không gây xáo trộn nhân sự?

Nếu theo quy trình thuận, trước khi tái cơ cấu, doanh nghiệp phải đầu tư nâng cấp nguồn nhân lực của mình. Khi nguồn nhân lực đủ mạnh, hệ thống quản lý mới (cơ cấu mới) được hình thành. Tuy nhiên, hầu hết doanh nghiệp lại đi theo quy trình ngược. Cơ cấu tổ chức được vẽ lên theo ý chí chủ quan của sếp, hoặc có khi do chuyên gia tư vấn hỗ trợ rồi ghép con người vào. Việc điều động, thuyên chuyển liên tục gây bất an. Nhân lực vẫn cứ thế, trong khi cơ cấu mới lại đòi hỏi khác xưa rất nhiều. Một số người không thích ứng nổi phải ra đi. Đó là chưa kể, người Việt chúng ta vốn ngại thay đổi, thấy thay đổi là phản ứng, thậm chí phản ứng dây chuyền. Chẳng mấy chốc, tổ chức sẽ rối hết lên.

Không ít trường hợp cơ cấu mới rất hay, rất chuyên nghiệp vẫn cứ không thể vận hành suôn sẻ. Cũng có khi, lãnh đạo thiếu nhất quán, mệng hô hào thay đổi nhưng bản thân mình không hề thay đổi. Khi vận dụng cơ cấu tổ chức mới nhưng thói quen làm việc của sếp không đổi, chẳng mấy lúc thì cơ cấu ấy chết iểu như đứa trẻ sơ sinh không được mẹ cho bú. Nhiều lãnh đạo còn mạnh bạo hơn khi tuyển mới CEO và giám đốc nhân sự như một giải pháp tái cấu trúc. Đúng là có lãnh đạo mới sẽ thổi làn gió mới vào hệ thống và hệ thống sẽ được thay đổi theo. Tuy nhiên, khi hệ thống của công ty chưa vững, người mới vào, hoặc họ không biết xoay xở thế nào, hoặc doanh nghiệp không kiểm soát được hoạt động của họ. Một thời gian ngắn sau thì phát sinh sự cố. Đó là chưa nói đến việc chọn nhầm người, thay vì thổi gió mát, ta lại đưa gió độc vào nhà.

Cũng lắm khi doanh nghiệp giao khoán mọi việc cho chuyên gia tư vấn. Khổ thay, tư vấn chỉ là người ngoài, hiểu sao cho hết ngọn nguồn doanh nghiệp. Cho nên dù họ tài, vẫn không thể xây dựng giúp doanh nghiệp một cơ cấu tổ chức phù hợp nếu không có sự cộng tác tích cực từ lãnh đạo và các cấp quản lý.

Nói tóm lại, việc tái cơ cấu chỉ thành công khi công ty biết phát triển nội lực và tái cơ cấu từ nội lực của chính mình. Để làm tốt việc này, công ty cần có những hoạch định cụ thể và khoa học theo một lộ trình phù hợp. Thông thường, doanh nghiệp không tự làm nổi việc này thì cũng nên nhờ tư vấn hỗ trợ. Tuy nhiên, phải đảm bảo nhà tư vấn bạn nhờ có đủ năng lực và chỉ nên xem họ là “nhà tư vấn”. Nghĩa là tư vấn chỉ hỗ trợ bạn thiết kế một hệ thống quản lý mới, chuyên nghiệp hơn nhưng không làm thay cho bạn. Làm được điều này không dễ.

Other Post


Nhân Sự Thuê Ngoài - Sử Dụng Sao Cho Hiệu Quả?
Friday, March 20, 2020
Sử dụng, nhân sự bên ngoài doanh nghiệp, trên lý thuyết thì đơn giản và mang lại nhiều lợi ích, nhưng trong thực tế lại có khá nhiều vướng mắc. Nguyên nhân vì đâu? Các giám đốc nhân sự có thể tham khảo những ý kiến phân tích dưới đây trước khi quyết định việc này.
Kaizen Là Gì?
Sunday, February 2, 2020
Kaizen là thuật ngữ chỉ một phương pháp kinh tế được tạo ra ở Nhật Bản sau Thế chiến II. Kaizen được ghép bởi từ 改 (“kai”) có nghĩa là thay đổi và từ 善 (“zen”) có nghĩa là tốt hơn, tức là “thay đổi để tốt hơn” hoặc “cải tiến liên tục”.
Sự Mất Kết Nối Trong Chiến Lược Phát Triển Nhân Tài Và Cách Khắc Phục Nó
Sunday, March 15, 2020
Những nhà lãnh đạo thời nay không chỉ dẫn dắt nhân viên mà còn phải chỉ đạo công việc cho họ. Ứng viên tài năng có thể gia nhập hoặc rời bỏ tổ chức bằng vô vàn phương án như các nền tảng lao động tự do, thuê lao động ngoài, các công việc thời vụ, hợp đồng hay bán thời gian. Chỉ số lao động thời vụ c...
Các câu hỏi về quản lý công việc
Monday, September 6, 2021
Quản lý công việc là tập hợp các bước từ nhận thông tin đầu vào của công việc đến sắp xếp, theo dõi, cập nhật thông tin, báo cáo đến người liên quan nhằm đạt mục tiêu được thể hiện bởi các kết quả trong một thời hạn nhất định.
RemindWork - Quản lý công việc

RemindWork Là ứng dụng đa nền tảng (PC, Mobile) để phân công và quản lý công việc cho tổ chức nhiều cấp quản lý

  • Phân công việc
  • Quản lý và theo dõi
  • Cập nhật thông tin & báo cáo
  • Tuyệt mật mã hoá dữ liệu công việc với khoá riêng và nhiều hơn nữa

Quản lý công việc mọi lúc mọi nơi bằng ứng dụng RemindWork trên Android và iOS