OKR Là Gì? Hiểu & Lập OKR Đơn Giản, Chi Tiết Nhất

OKR là gì?

OKR (Objectives and Key Results), tạm dịch ra tiếng Việt là Quản trị theo Mục tiêu và Kết quả then chốt, là một phương pháp quản trị giúp doanh nghiệp gắn kết mục tiêu cụ thể với kết quả chung của một tổ chức, tập thể lớn.

Để áp dụng OKR, doanh nghiệp phải hướng toàn bộ thành viên đi theo các mục tiêu rõ ràng, cụ thể. Trường phái quản trị này gồm 1 mục tiêu (Objective), thứ là doanh nghiệp cần đạt được và 5 kết quả cụ thể (Key result), các kết quả có thể đo lường được để đạt được mục tiêu nói trên. Để thúc đẩy nhân viên thực hiện theo OKR, người quản trị sử dụng các ý tưởng làm phương tiện để thúc đẩy sự phát triển.

OKR là gì

Lợi ích của phương pháp này là giúp nhân viên trong công ty xác định đâu là ưu tiên cần thực hiện, từ đó tập trung sức lao động vào những mục tiêu có thể đo lường được, không sa đà vào những công việc không có giá trị, làm rào cản tăng hiệu suất lao động.

Mục tiêu trong OKR không xem xét giới hạn khả thi khi triển khai. Tỷ lệ thành công của 1 OKR không nhất thiết phải đạt tới 100% trong ngắn hạn. Việc đạt được phần lớn mục tiêu (khoảng 70 – 80%) đã được coi là thành công.

OKR giúp quản trị hiệu quả hơn

Ngoài ra, trường phái quản trị OKR còn giúp các thành viên trong công ty giao tiếp với nhau một cách hiệu quả hơn, làm dịch chuyển phương pháp tiếp cận từ chỉ quan tâm tới kết quả chung của công việc (tốt hay xấu, nhanh hay chậm) thành quan tâm tới sự hoàn thành mục tiêu của người nhân viên (hoàn thành được bao nhiêu phần trăm mục tiêu, nguyên nhân của sự không hoàn thành, cần cố gắng gì để hoàn thành toàn bộ mục tiêu…).

1. Objective – Mục tiêu là gì?

Mục tiêu là một thuật ngữ để chỉ những điều mà chúng ta mong muốn đạt được trong tương lai. Mục tiêu dẫn lối chúng ta đi đúng con đường và cung cấp động lực để ta vươn tới điều mà mình mong muốn. Có thể coi mục tiêu là một điểm đến trên bản đồ.

2. Key Results – Kết quả then chốt là gì?

Kết quả then chốt là những kết quả có thể đo lường được, dùng để đánh giá xem ta đã đạt được mục tiêu mà mình đã đề ra hay chưa. Có thể coi kết quả then chốt là con đường dẫn ta tới điểm đến trên bản đồ.

3. Cách thức triển khai?

Nếu mục tiêu là điểm đến, kết quả then chốt là con đường, thì cách thức triển khai chính là phương tiện để ta có thể đi đến đích đến cuối cùng (bắt taxi, chèo thuyền, đi máy bay,…).

Để giúp hiểu rõ hơn về những tính chất cần có trong mỗi thành tố, bạn có thể theo dõi trong bảng tổng hợp dưới đây:

 

Mục tiêu

Kết quả then chốt

Cách thức

Tính chỉ dẫn v    
Sự sắp xếp để đi đúng hướng v    
Sự tác động mạnh v v  
Tham vọng   v  
Đo lường được   v v
Sự truyền cảm hứng v    
Sự rõ ràng v    
Sự cụ thể   v v
Trong tầm kiểm soát     v
Trong phạm vi ảnh hưởng của bạn v v v
Đúng trong khoảng thời gian giới hạn v v v
Số lượng 1-4 1-5 tối thiểu 1

Một số ví dụ cụ thể về OKR

1. Objective – Mục tiêu

  • Trở thành doanh nghiệp dẫn đầu thị trường.
  • Cho ra mắt ứng dụng phổ biến nhất trên App Store.
  • Tạo ra nhiều doanh thu hơn so với năm ngoái.

2. Kết quả then chốt

  • Test sản phẩm có 99% tiêu chí đạt yêu cầu.
  • Giá trị của doanh nghiệp đạt $150 triệu.
  • Chốt 10 bản hợp đồng có giá trị $100.000.
  • Được 3 tờ báo lớn trên cả nước nhắc tới tên.

3. Cách thức triển khai

  • Thuê nhân viên phụ trách quản lý vấn đề phát triển ứng dụng di động.
  • Chạy 5 chiến dịch PR.
  • Xây dựng kịch bản bán hàng lý tưởng.

Vài nét về OKR

Khái niệm OKR được nhắc tới lần đầu vào năm 1954, bởi chuyên gia tư vấn quản trị nổi tiếng Peter Drucker. Từ thời điểm thế giới còn lạ lẫm trước phương thức quản trị cấp tiến này, nó đã trở thành kim chỉ nam cho sự phát triển thần tốc của Google, Intel hay FPT.

vài nét về OKR

Other Post


Bốn cách dễ dàng để nâng cao tinh thần làm việc của nhân viên
Wednesday, April 8, 2020
Nghiên cứu mới nhất đã cho thấy các nhân viên "tận tâm" sẽ hoàn thành lượng công việc nhiều hơn so với những người không yêu thích công việc.
Để Nhân Viên Xử Lý Việc Riêng Trong Giờ Làm, Bạn Đã Thử Chưa?
Wednesday, March 25, 2020
Mặc dù trước đây trong giới doanh nghiệp, hành vi sử dụng thời gian làm việc trong ngày để xử lý các việc vặt cá nhân không hề được tán thành, nhưng gần đây một bài báo trên Captivate Network về "homing from work" - làm việc cá nhân trong giờ làm việc – cho thấy xử lý việc cá nhân trong thời giờ làm...
Làm Gì Để Duy Trì Và Phát Triển Thế Mạnh Nhân Sự?
Wednesday, March 25, 2020
Duy trì và xây dựng những bước tiến mới cho tổ chức không chỉ đòi hỏi sự cố gắng từ phía các lãnh đạo. Nguồn lực nhân tài dồi dào, sẵn sàng đối mặt với những khó khăn và thách thức từ thị trường luôn là một yếu tố quan trọng của những công ty hiệu quả cao.
Bảo mật thông tin doanh nghiệp: Vấn đề và hướng giải quyết
Thursday, January 30, 2020
Hacker ngày càng nguy hiểm, tinh vi và có chủ đích, đặt các tổ chức doanh nghiệp (TCDN) đứng trước những hiểm họa có thể gây thiệt hại lớn vào bất kỳ lúc nào. Điển hình như vụ Yahoo bị rò rỉ hơn 1 tỷ tài khoản người dùng hay sự cố ở các cảng hàng không Việt Nam trong thời gian qua.
RemindWork - Quản lý công việc

RemindWork Là ứng dụng đa nền tảng (PC, Mobile) để phân công và quản lý công việc cho tổ chức nhiều cấp quản lý

  • Phân công việc
  • Quản lý và theo dõi
  • Cập nhật thông tin & báo cáo
  • Tuyệt mật mã hoá dữ liệu công việc với khoá riêng và nhiều hơn nữa

Quản lý công việc mọi lúc mọi nơi bằng ứng dụng RemindWork trên Android và iOS