Trong JIT, các quy trình không tạo ra giá trị gia tăng trong quá trình sản xuất hay cung ứng dịch vụ phải bị bãi bỏ. Và như vậy, hệ thống chỉ sản xuất ra những cái mà khách hàng muốn.
Nói cách khác, JIT là hệ thống điều hành sản xuất trong đó các luồng nguyên nhiên vật liệu, hàng hóa và sản phẩm lưu hành trong quá trình sản xuất và phân phối được lập kế hoạch chi tiết nhất trong từng bước, sao cho quy trình tiếp theo có thể thực hiện ngay khi quy trình hiện thời chấm dứt. Qua đó, không có hạng mục nào trong quá trình sản xuất rơi vào tình trạng để không, chờ xử lý, không có nhân công hay thiết bị nào phải đợi để có đầu vào vận hành.
JIT còn được áp dụng trong cả suốt quy trình cho đến bán hàng. Số lượng hàng bán và luồng hàng điều động sẽ gần khớp với số lượng hàng sản xuất ra, tránh tồn đọng vốn và tồn kho hàng không cần thiết. Có những công ty đã có lượng hàng tồn gần như bằng không.
Hệ thống JIT cho phép hệ thống vận hành hiệu quả nhất, tránh lãng phí không cần thiết.
Just in time hướng tới Mục tiêu:
– Tồn kho bằng không.
– Thời gian chờ đợi bằng không.
– Chi phí phát sinh bằng không.
Những năm 1930, Hãng ô tô Ford (Hoa kì) lần đầu tiên áp dụng hệ thống dây chuyền để lắp ráp xe, một dạng sơ khai của phương pháp Just in time (JIT). Đến những năm 1970, Hãng ô tô Toyota (Nhật bản) hoàn thiện phương pháp trên và nâng thành lý thuyết Just in time – JIT.
Hãng ô tô Nhật bản Toyota đã phát triển hệ thống dây chuyền sản xuất của Ford, phát huy ưu điểm và khắc phục được nhược điểm của hai hình thái sản xuất trên. Đội ngũ công nhân có tay nghề thuần thục được trang bị hệ thống máy móc linh hoạt, đa năng, có khả năng sản xuất theo nhiều mức công suất với nhiều loại sản phẩm trên cùng một dây chuyền.
Bí quyết thành công của Toyota:
– Sản xuất tức thời – Just in time.
– Cải tiến liên tục – Kaizen.
– Luồng một sản phẩm – One pieceflow.
– Tự kiểm lỗi – Jikoda.
– Bình chuẩn hóa – Heijunka.
Áp dụng hiệu quả nhất đối với doanh nghiệp có hoạt động sản xuất có tính chất lặp đi lặp lại.
Đặc trưng quan trọng của mô hình Just in time: áp dụng những lô hàng nhỏ với qui mô sản xuất gần như nhau, tiếp nhận vật tư trong suốt quá trình sản xuất tốt hơn là sản xuất những lô hàng lớn rồi để tồn kho, ứ đọng vốn. Nó cũng giúp dễ kiểm tra chất lượng, giảm thiệt hại khi có sai sót.
Luồng “hàng hóa” lưu hành trong quá trình sản xuất và phân phối được lập chi tiết cho từng bước sao cho công đoạn tiếp theo thực hiện được ngay sau khi công đoạn trước hoàn thành. Không có nhân công hay thiết bị nào phải đợi sản phẩm đầu vào.
Mỗi công đoạn chỉ làm một số lượng sản phẩm / bán thành phẩm đúng bằng số lượng mà công đoạn sản xuất tiếp theo cần tới. Người công nhân ở qui trình tiếp theo chính là khách hàng của qui trình trước đó.
Họ có trách nhiệm kiểm tra, nghiệm thu bán sản phẩm được chuyển đến trước khi thực hiện công việc của mình. Sản phẩm không đạt yêu cầu sẽ bị loại bỏ ra khỏi dây chuyền và báo cho toàn Hệ thống để điều chỉnh kế hoạch kịp thời.
Sử dụng mô hình Just in time đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà sản xuất và nhà cung cấp. Tăng cường phân công lao động xã hội thông qua hợp tác với các Công ty liên kết.
Muốn Just in time thành công, Doanh nghiệp cần kết hợp đồng bộ nhiều biện pháp: áp dụng dây chuyền luồng một sản phẩm (sản phẩm được chuyển theo qui trình sản xuất chứ không theo bộ phận chuyên môn nhằm giảm thiểu chi phí vận chuyển), khả năng tự kiểm lỗi (công đoạn sau kiểm tra, nghiệm thu công đoạn trước), bình chuẩn hóa (phân bổ công việc đều mỗi ngày, không có ngày quá bận, ngày ít việc).
Giảm tối đa hiện tượng tồn kho, ứ đọng vốn.
Giảm diện tích kho bãi.
Tăng chất lượng sản phẩm.
Giảm phế liệu, sản phẩm lỗi.
Tăng năng suất nhờ giảm thời gian chờ đợi.
Linh hoạt trong thay đổi qui trình sản xuất, thay đổi mẫu mã sản phẩm.
Công nhân được tham gia sâu trong việc cải tiến, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Giảm lao động gián tiếp.
Giảm áp lực của khách hàng
Khủng hoảng kinh tế làm giảm khả năng chi trả của khách hàng.
Cạnh tranh khốc liệt, nhiều sản phẩm thay thế có tích năng khác biệt. Khách hàng từ bỏ thói quen sử dụng sản phẩm cũ truyền thống.
Chiến tranh khu vực ảnh hưởng tới nguồn cung nhiên liệu, vật tư, nguyên liệu.
Chi phí chuyển đổi dây chuyền thiết bị cho sản phẩm mới quá lớn làm tăng giá thành sản phẩm và làm chậm thời gian đưa sản phẩm ra thị trường.
Toàn cầu hóa dẫn tới tạo biến động về văn hóa, lối sống, tập quán, thói quen,… nhiều dân tộc.
Công ty lớn có bộ máy điều hành công kềnh, quan liêu, thiếu linh hoạt. Khó thay đổi dây chuyền công nghệ do chi phí chuyển đổi lớn.
Giải pháp: Các Công ty lớn có xu hướng chuyển sang mở rộng hợp tác với các Công ty liên kết địa phương để sản xuất, cung ứng các phụ tùng linh kiện trong chuỗi tạo giá trị sản phẩm. Vừa giảm giá thành để sản phẩm cạnh tranh hơn, vừa có thể linh hoạt thay đổi qui trình khi muốn tạo sản phẩm mới.
VD:
Hãng Honda Việt nam đã thuê các Công ty tư nhân Việt nam sản xuất chân chống, vành xe, xích, líp theo tiêu chuẩn thiết kế Honda. Khi thị hiếu khách hàng thay đổi, Honda không mất nhiều chi phí thay đổi dây chuyền mới.
Máy bay Boing có 11.000 chi tiết lớn nhỏ đều được sản xuất tại các Công ty vừa và nhỏ trên khắp thế giới. Toàn cầu hóa trong phân công lao động.
Khách hàng ngày càng có quyền tham gia trực tiếp vào quá trình thiết kế sản phẩm, họ muốn sản phẩm của họ phải khác biệt.
Việc chia nhỏ các Công ty sản xuất từng linh kiện đơn lẻ sẽ trở nên phù hợp hơn. Công ty nhỏ hoàn toàn độc lập trong quản lí, chủ động trong điều hành. Đơn hàng thực hiện theo Hợp đồng một cách bình đẳng.
Mọi thành viên đều được tham gia đóng góp vào quá trình cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất, giảm giá thành sản phẩm.
Công ty mẹ nắm bí quyết công nghệ, thiết kế sản phẩm mới với tính năng vượt trội.
Các Hãng sản xuất ô tô lớn trên thế giới đã chuyển nhà máy sang Trung quốc để tận dụng chi phí nhân công giá rẻ, giảm ô nhiễm môi trường cho mình trong thời gian qua là một thực tế.
Di chuyển nhà máy chứ không “di chuyển công nghệ độc quyền”.
Để tồn tại, các Công ty cần năng động tạo thị trường mới cho mình.
Thị trường mới không đơn thuần là mở rộng vị trí địa lí trong kinh doanh.
Thành công sẽ đến với những Công ty sớm đưa ra được ý tưởng mới, mang tính cách mạng. Cái mà khách hàng chưa từng nhìn thấy, chưa từng nghĩ tới.
Thị trường tương lai chứ không chỉ những cải tiến nho nhỏ.
Bản chất Just in time là hướng tới khách hàng, lấy khách hàng làm trọng tâm.
Nhân viên là khách hàng đầu tiên cần thỏa mãn.
Khách hàng là cộng đồng xã hội. Thành công của Doanh nghiệp không thể tách rời với sự an toàn, ổn định và phát triển của toàn cộng đồng xã hội.
Logistics4VN
RemindWork Là ứng dụng đa nền tảng (PC, Mobile) để phân công và quản lý công việc cho tổ chức nhiều cấp quản lý
Quản lý công việc mọi lúc mọi nơi bằng ứng dụng RemindWork trên Android và iOS