Top 10 thương vụ IPO lớn nhất Việt Nam 2018

1. Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (POW)

Ngày 31/01, Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (POW) chào bán hơn 468.3 triệu cp lần đầu ra công chúng (IPO) với mức giá khởi điểm 14,400 đồng/cp. Có tổng cộng 1,981 nhà đầu tư tham gia đấu giá với tổng khối lượng cổ phần đăng ký mua là hơn 491.4 triệu cổ phần.

Kết quả, toàn bộ số lượng cổ phần đấu giá đã được bán cho 1,928 nhà đầu tư, trong đó có 1,834 nhà đầu tư cá nhân và 94 nhà đầu tư tổ chức. Mức giá đặt mua cao nhất là 28,000 đồng/cp và thấp nhất là 14,500 đồng/cp. Giá đấu thành công bình quân là 14,938 đồng/cp, tương ứng tổng giá trị thu về từ đợt IPO hơn 6,996 tỷ đồng.

2. Công ty TNHH MTV Lọc – Hóa dầu Bình Sơn (BSR)

Ngày 17/01 tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE), Công ty TNHH MTV Lọc – Hóa dầu Bình Sơn đã tổ chức bán đấu giá hơn 241.5 triệu cổ phần lần đầu ra công chúng tương đương 7.79% vốn điều lệ với giá khởi điểm là 14,600 đồng/cp.

Tổng số nhà đầu tư tham gia gồm 4,097 nhà đầu tư với khối lượng đặt mua hơn 651.7 triệu cổ phần. Trong đó, nhà đầu tư cá nhân là 3,964 và nhà đầu tư tổ chức là 115 nhà đầu tư. Nhà đầu tư nước ngoài được mua toàn bộ số lượng cổ phần chào bán.

Kết quả, toàn bộ 241.5 triệu cổ phần của BSR đã được bán hết cho 623 nhà đầu tư, trong đó có 62 nhà đầu tư tổ chức và 561 nhà đầu tư cá nhân với giá trúng bình quân là 23,043 đồng/cp cao hơn 57.8% so với giá chào bán. Nhà đầu tư nước ngoài mua thành công 147.83 triệu cổ phần (tương đương 61.2% số cổ phần chào bán). Sau đợt IPO này Nhà nước thu về 5,566 tỷ đồng.

3. Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV OIL)

Ngày 25/01, Tổng Công ty Dầu Việt Nam - Công ty TNHH MTV (OIL) tổ chức IPO với khối lượng 206.84 triệu cổ phiếu.

Theo thông báo của HOSE, phiên đấu giá có tổng cộng 3,195 nhà đầu tư tham gia với khối lượng đăng ký mua cổ phần gần 483.2 triệu cổ phiếu, gấp 2.3 lần lượng chào bán. Đây cũng là phiên IPO chứng kiến lượng nhà đầu tư đăng ký đấu giá cao thứ 2 sau phiên IPO của BSR trước đó.

Kết quả, toàn bộ 206.84 triệu cổ phiếu PV OIL được bán với giá đấu thành công bình quân là 20,196 đồng/cp, tương ứng với tổng giá trị 4,177 tỷ đồng. Mức giá trúng bình quân cao hơn 50.7% so với mức giá khởi điểm. Trong đó, giá trúng cao nhất là 40,000 đồng/cp và giá thấp nhất 19,200 đồng/cp.

Số nhà đầu tư trúng giá là 1,378 bao gồm 45 tổ chức và 1,333 cá nhân. Nhà đầu tư nước ngoài gom được gần 68.5 triệu cổ phiếu, chiếm 33.1% khối lượng chào bán.

4. Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (GVR)

Ngày 02/02/2018, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (GVR) mang hơn 475.1 triệu cổ phần (chiếm 11.88% vốn điều lệ) ra IPO. Đợt IPO này được tổng cộng 499 nhà đầu tư đặt mua với khối lượng 100.7 triệu cp, chiếm khoảng 21% lượng chào bán. Giá đặt mua cao nhất là 20,800 đồng/cp và giá thấp nhất tại mức khởi điểm 13,000 đồng/cp.

Kết quả trúng giá ghi nhận tất cả 36 nhà đầu tư tổ chức và 462 nhà đầu tư cá nhân đã trúng thầu với giá đấu thành công bình quân là 13,011 đồng/cp. Theo đó, đợt đấu giá này đã mang về cho Nhà nước số tiền hơn 1,311 tỷ đồng, chỉ bằng 21% kế hoạch, thấp hơn 6 ngàn tỷ dự thu trước đó từ IPO.

5. Tổng Công ty Lương thực Miền Nam (Vinafood II)

Ngày 14/03, Tổng Công ty Lương thực Miền Nam (UPCoM: VSF) đã chào bán thành công 100% số cổ phần lần đầu ra công chúng với 114.8 triệu cổ phần, chiếm 22.97% vốn điều lệ.

Giá đấu thành công cao nhất là 12,000 đồng/cp và thấp nhất 10,100 đồng/cp. Giá đấu thành công bình quân là 10,101 đồng/cp, tương ứng tổng giá trị 1,159 tỷ đồng.

6. Công ty mẹ - Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro)

Ngày 30/3, trong phiên đấu giá bán cổ phần lần đầu ra công chúng của Công ty mẹ - Tổng công ty Thương mại Hà nội (HTM), 75.9 triệu cổ phần tương đương 34.51% vốn điều lệ của Công ty đã được bán hết cho 2 nhà đầu tư tổ chức và 344 nhà đầu tư cá nhân, thu về 980 tỷ đồng.

7. Tổng Công ty Xây dựng Bạch Đằng (BDC)

10 nhà đầu tư cá nhân đã mua thành công hơn 20.56 triệu cổ phiếu của Tổng công ty Xây dựng Bạch Đằng (BDC) trong phiên IPO ngày 18/06.

Giá trúng bình quân là 26,282 đồng/cp, gần gấp đôi giá khởi điểm 13,300 đồng/cp. Giá đấu thành công cao nhất là 26,800 đồng/cp và giá trúng thấp nhất 25,000 đồng/cp. Sau đợt đấu giá, Bộ Xây dựng thu về hơn 540 tỷ đồng.

8. Tổng Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương (PROTRADE)

Ngày 28/3, Tổng Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương (PRT) đã tiến hành đấu giá bán cổ phần lần đầu ra công chúng tại Sở giao dịch chứng khoán TPHCM.

Kết quả cuối cùng có 63 nhà đầu tư cá nhân và 4 tổ chức trúng giá trong phiên IPO này với giá trúng bình quân 17,474 đồng/cp, đạt giá trị hơn 524 tỷ đồng, cao hơn 46% mức kỳ vọng là 360 tỷ đồng.

9. Tổng Công ty Phát điện 3 (EVNGENCO 3)

Cũng trong tháng 2/2018, Sở GDCK TPHCM đã tổ chức buổi bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng của Tổng Công ty Phát điện 3 (PGV). Tổng số lượng cổ phần bán đấu giá công khai là hơn 267 triệu cổ phần, tương ứng 12.83% vốn điều lệ, giá chào bán 24,600 đồng/cp. Đã có 336 nhà đầu tư đăng ký tham gia cuộc đấu giá này, với tổng số lượng cổ phần đăng ký mua là hơn 7.45 triệu cổ phần, chỉ tương đương 2.8%.

Kết thúc cuộc đấu giá, tổng số cổ phần được bán cho 331 nhà đầu tư là hơn 7.45 triệu cổ phần chỉ tương đương 2.8% số lượng cổ phần chào bán, với mức giá đấu thành công bình quân là 24,802 đồng/cp, nhích nhẹ so mức giá khởi điểm 24,600 đồng/cp. Đợt đấu giá này thu về số tiền 184.8 tỷ đồng.

10.  Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Lâm Đồng (LAWACO)

Ngày 15/01, Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Lâm Đồng (LDW) đã tổ chức thành công cuộc bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng.

Số lượng cổ phiếu được mang ra bán đấu giá là 13.81 triệu cổ phần, tương ứng với 17.53% vốn điều lệ. Giá khởi điểm là 11,000 đồng/cp. Có 5/10 cá nhân đấu giá thành công số cổ phần trên. Giá đấu thành công bình quân là 11,102 đồng/cp và giá trị chào bán thành công của đợt IPO này là hơn 153.3 tỷ đồng.

Quốc Thắng

FILI

Other Post


Để Nhân Viên Xử Lý Việc Riêng Trong Giờ Làm, Bạn Đã Thử Chưa?
Wednesday, March 25, 2020
Mặc dù trước đây trong giới doanh nghiệp, hành vi sử dụng thời gian làm việc trong ngày để xử lý các việc vặt cá nhân không hề được tán thành, nhưng gần đây một bài báo trên Captivate Network về "homing from work" - làm việc cá nhân trong giờ làm việc – cho thấy xử lý việc cá nhân trong thời giờ làm...
Sự Kỳ Diệu Của Việc Thiết Lập Mục Tiêu: Một Khung Đơn Giản Cho Các Nhà Quản Lý Và Các Nhóm
Sunday, March 15, 2020
Làm thế nào bạn có thể chắc chắn, vào thứ Hai, bạn có thể làm đúng mọi việc trong tuần - không chỉ với tư cách cá nhân mà còn là người quản lý, trong nhóm và tổ chức của bạn? Làm thế nào để bạn giúp nhóm của mình tập trung và đạt được những tiến bộ có ý nghĩa nhất, để cuối tuần, khi về nhà bạn biết ...
Khai thác và chế biến dầu khí
Tuesday, February 18, 2020
Khai thác dầu khí là lĩnh vực khoa học kỹ thuật chuyên sâu và khó, đòi hỏi các kiến thức tổng hợp của nhiều chuyên ngành khoa học
5 Đặc Điểm Của Một Người Quản Lý Vi Mô Và Cách Thay Đổi
Wednesday, April 8, 2020
Quản lý vi mô hay quản lý quá chi ly là căn bệnh thường gặp trong môi trường làm việc hiện đại mà các ứng dụng công nghệ đang chi phối hầu hết mọi hoạt động của doanh nghiệp. Dưới đây là những đặc điểm cuả căn bệnh này và cách khắc phục.
RemindWork - Quản lý công việc

RemindWork Là ứng dụng đa nền tảng (PC, Mobile) để phân công và quản lý công việc cho tổ chức nhiều cấp quản lý

  • Phân công việc
  • Quản lý và theo dõi
  • Cập nhật thông tin & báo cáo
  • Tuyệt mật mã hoá dữ liệu công việc với khoá riêng và nhiều hơn nữa

Quản lý công việc mọi lúc mọi nơi bằng ứng dụng RemindWork trên Android và iOS